Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Quy định pháp luật

Cao Bằng: Tăng cường quản lý hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng

26/07/2019 8:57:55 AM

Tỉnh Cao Bằng có tiềm năng rất lớn về khoáng sản là đá vôi sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường. Các mỏ và điểm mỏ khai thác đá hiện nay tập trung chủ yếu ở các huyện: Hạ Lang, Nguyên Bình, Quảng Uyên, Hòa An, Trùng Khánh và Thành phố. Bên cạnh việc tập trung quy hoạch các điểm mỏ để khai thác phục vụ nhu cầu vật liệu xây dựng, tỉnh đề ra nhiều giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động này.


Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh kiểm tra hoạt động khai thác tại mỏ đá Phja Cáy - Bản Cải, thị trấn Tà Lùng (Phục Hòa).

Những năm qua, hoạt động khai thác đá tăng mạnh đã đáp ứng nhu cầu về vật liệu xây dựng cơ bản cho công trình của Nhà nước và nhà ở của nhân dân; tạo việc làm và nguồn thu đáng kể cho lao động tại các địa phương. Thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản nói chung và khoáng sản là đá vôi nói riêng trên địa bàn tỉnh dần đi vào nền nếp.

Để thực hiện nhiệm vụ này, tỉnh ban hành nhiều văn bản để thống nhất quản lý, như: quy hoạch mỏ, điểm mỏ, cấp giấy phép khai thác. Bên cạnh đó, các ngành chức năng  tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường cũng như bảo vệ và ngăn chặn hoạt động khai thác đá vôi trái phép.

Cách Thành phố khoảng hơn 20 km, mỏ đá Tàng Cải, xã Nam Tuấn (Hòa An) do Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Việt Phát (Vĩnh Phúc) đầu tư năm 2013 với tổng diện tích hơn 2 ha, mỗi năm, mỏ đá có trữ lượng khai thác hơn 10.000 m3. Hiện nay, mỏ đá tạo việc làm cho 6 lao động, lương trung bình từ 8 - 10 triệu đồng/người/tháng.

Ông Lưu Xuân Bình, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Việt Phát, phụ trách mỏ đá Tàng Cải cho biết, khai thác đá là một trong những nghề nặng nhọc, nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn nên công ty luôn trang bị đầy đủ quần áo, bảo hộ lao động cho công nhân. Thường xuyên nhắc nhở công nhân chú ý đến vấn đề an toàn lao động, tránh xảy ra tai nạn lao động. Sau mỗi ngày, kiểm tra khu vực khai thác đá, nếu mỏ đá có những vết nứt hay hòn đá lớn sẽ phải có biện pháp xử lý ngay. Khó khăn hiện nay là từ khi Cao Bằng được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu, mỏ đá của công ty nằm trong diện phải di dời. 

Là một trong những địa phương có nhiều mỏ khai thác đá trong tỉnh, huyện Nguyên Bình hiện có 4 mỏ khai thác đá với tổng trữ lượng khai thác khoảng 30.000 m3/năm. Dẫn chúng tôi đi xem mỏ đá Trung Làng tại xã Thái Học, huyện Nguyên Bình, ông Trần Đức Long, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng 868 cho biết: Công ty vừa xử lý xong những vết nứt, vết trượt tại các quả núi tại khu vực khai thác để đảm bảo an toàn lao động.

Những năm qua, bên cạnh việc đẩy mạnh  sản xuất, tăng doanh thu và thu nhập cho người lao động, doanh nghiệp luôn quan tâm và thực hiện tốt công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ. Công ty đã thiết kế nhà xưởng cùng với kho vật liệu nổ đảm bảo đúng quy định; trang bị đầy đủ các máy móc cải thiện điều kiện làm việc, có các trang thiết bị phòng chống cháy nổ, bảo hộ lao động, thường xuyên tự kiểm tra về an toàn lao động, do đó mỏ chưa xảy ra vụ tai nạn lao động nào.

Bên cạnh những mỏ làm tốt công tác an toàn lao động, còn nhiều mỏ chủ quan vấn đề này, như mỏ đá Phia Viềng, xã Dân Chủ (Hòa An) bị đá sập làm chết 2 người. Thực hiện Công văn số 721/UBND-CN ngày 12/3/2019 của UBND tỉnh về việc tai nạn lao động tại mỏ đá Phja Viềng, xã Dân Chủ (Hòa An), vừa qua, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Cao Bằng đã tiến hành kiểm tra hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng tại các mỏ đá trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê sau đợt kiểm tra, toàn tỉnh có 39 mỏ khai thác đá làm vật liệu xây dựng (30 mỏ đang hoạt động, 9 mỏ dừng hoạt động chờ xin thủ tục đóng cửa mỏ). Các mỏ có trữ lượng khai thác trung bình từ 5.000 - 20.000 m3/năm, tổng trữ lượng khai thác của tất cả các mỏ theo giấy phép là 476.000 m3/năm.

Tại các mỏ đá, Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra hồ sơ pháp lý của các dự án khai thác đá làm vật liệu xây dựng;  hoạt động khai thác, chế biến tại các mỏ đá; việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường; công tác an toàn lao động, sử dụng lao động và chính sách đối với lao động; việc tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; về nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác...

Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra liên ngành đề nghị các mỏ đá thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Yêu cầu các đơn vị xử lý công tác an toàn trong hoạt động khai thác, cắt tầng khai thác có độ cao, góc nghiêng sườn tầng khai thác theo thiết kế, tạo đai an toàn và thực hiện việc khai thác theo đúng quy phạm trong khai thác. Thực hiện khai thác theo đúng thiết kế; thường xuyên rà soát, xử lý gương khai thác, các tảng đá treo, đá mỏ trước và sau hoạt động nổ mìn, sau các đợt mưa bão mới tiến hành cho công nhân và máy móc hoạt động… 

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Nông Xuân Yêm cho biết, thực tế cho thấy, tại một số mỏ đá, việc thực hiện các quy định của pháp luật về quy trình khai thác, quy phạm an toàn lao động chưa nghiêm túc. Người lao động nhiều mỏ chưa được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động và huấn luyện an toàn lao động; nhiều mỏ chưa xây dựng và niêm yết nội quy an toàn lao động. Một số mỏ không khai thác theo thiết kế đã được phê duyệt.

Đa số các mỏ không khai thác theo phương pháp cắt tầng, nguyên nhân là do nặng về tài chính, trang thiết bị, nhân lực của các đơn vị chủ mỏ còn hạn chế, không đủ khả năng đầu tư máy móc thực hiện. Một số thủ tục liên quan đến cấp phép khai thác khoáng sản, quản lý chất lượng vật liệu xây dựng giữa các sở, ngành còn chồng chéo gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước…
 
ximang.vn (TH/ Báo Cao Bằng)

 

Các tin khác:

Đề xuất sửa quy định về quản lý vật liệu xây dựng ()

Báo cáo tình hình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng ()

Áp thuế 10,9% với thép cuộn, thép dây nhập khẩu ()

Khó khăn trong công tác quản lý khai thác cát, sỏi ()

Sẽ có nghị định riêng về quản lý VLXD ()

Bổ sung chế tài xử phạt khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi trái phép ()

Quảng Ninh: Đóng cửa mỏ đá làm VLXD tại TP Cẩm Phả ()

Bình Thuận: Quản lý vật liệu xây dựng gặp trở ngại ()

Điều chỉnh công suất khai thác và tuyển quặng cao lanh-felspat tại Phú Thọ ()

Hà Nội: Kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?