Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin tức quốc tế

Hàn Quốc đối mặt với nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất xi măng

28/04/2022 7:26:03 AM

Ngày 28/4, Phó Thủ tướng Hàn Quốc kiêm Bộ trưởng Tài chính Hong Nam-ki tuyên bố Chính phủ nước này sẽ đa dạng hóa nguồn nhập khẩu than bitum, một nguyên liệu chính sản xuất xi măng và khuyến khích sản xuất xi măng trong nước.


Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh, Hàn Quốc đang đối mặt với nguy cơ bất ổn mới liên quan đến nguyên liệu đầu vào quan trọng cho ngành xây dựng.

Phát biểu tại cuộc họp Cơ quan trung ương phụ trách các biện pháp đối phó kinh tế khẩn cấp và thảo luận về việc kiểm tra và ứng phó với xu hướng cung cầu của vật liệu xây dựng xi măng, ông Hong Namki cho biết giá than bitum hiện đã tăng gấp đôi so với đầu năm do cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine, khiến nguồn cung và cầu của các vật liệu xây dựng chính như xi măng không ổn định.

Chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp nghiêm nhằm chống lại việc tích trữ và thông đồng nâng giá.

Trước mắt, Chính phủ Hàn Quốc sẽ hỗ trợ giảm bớt khó khăn trong lĩnh vực này theo ba hướng: quản lý nhập khẩu, đa dạng hóa cung cầu và hỗ trợ hậu cần, đẩy nhanh thông quan trong vòng 24 giờ thông qua giảm thiểu việc kiểm tra nhập khẩu.

Phó Thủ tướng Hong Nam-ki cũng cho biết Chính phủ sẽ khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất trong nước các nguyên liệu chính như thép cây và xi măng và nâng cấp xếp hạng hệ thống cảnh báo sớm (EWS) để đối phó với tình trạng hiện tại.

Giá than bitum quốc tế của Nga đã tăng từ 158,9 USD/tấn trong tháng Một lên 186,6 USD/tấn vào tháng Hai và 294,6 USD/tấn vào tháng 3.

Thông tin cho biết ngành công nghiệp xi măng của Hàn Quốc đang đối mặt với khả năng không có than bitum, một nguyên liệu thiết yếu để sản xuất xi măng trong tháng Sáu do gián đoạn nguồn cung chính từ Nga sau khi bùng phát xung đột Nga - Ukraine. Giá than bitum tăng sau khi bùng phát xung đột Nga-Ukraine và lo ngại về “khủng hoảng xi măng” đã khiến chính phủ phải vào cuộc tìm kiếm các giải pháp thay thế.

Theo một báo cáo của Etoday, Australia, một nguồn nhập khẩu than bitum của Hàn Quốc, đã thông báo ngừng hợp đồng cung cấp than bitum vào tháng Năm với lý do mỏ than bitum “ngừng hoạt động” do lũ lụt ở miền Đông Australia.

Australia sau đó đã chính thức thông báo do hậu quả của lũ lụt, việc đóng cửa cảng và mất mạng lưới hậu cần đường sắt sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới, vì vậy phía Australia sẽ tạm ngừng xuất khẩu than bitum vô thời hạn cho đến khi có thông báo mới.

Các công ty xi măng của Hàn Quốc nhập khẩu 74,7% lượng than bitum dùng trong sản xuất xi măng từ Nga và 25,3% từ Australia. Hiện tại, nhập khẩu than bitum do Nga sản xuất đã bị đình chỉ do các lệnh trừng phạt quốc tế gây ra. Trong quý I/2022, tỷ trọng nhập khẩu từ Australia đã tăng lên 38%.

Một quan chức của Hiệp hội Xi măng Hàn Quốc cho biết, hiện tại các công ty sản xuất xi măng trong nước chỉ còn lượng than bitum tồn trong tháng Năm vì thế chúng tôi đang tìm tất cả các kênh có thể mua được than bitum.

Nếu 7 công ty xi măng lớn trong nước sử dụng hết lượng than bitum tồn trong tháng 4 - 5/2022 để sản xuất xi măng thì sẽ không thể tiếp tục vận hành trong tháng 6.

Cũng theo quan chức này, gần đây, nhu cầu về xi măng đang tăng cao do cung và cầu xi măng bị gián đoạn. Các doanh nghiệp hầu như không có hàng tồn kho mà đã xuất theo ngày. Chính phủ cần có biện pháp cấp thiết để đối phó với tình huống tồi tệ nhất.

ximang.vn (TH/TTXVN)

 

Các tin khác:

Giá xi măng tại Ấn Độ tiếp tục tăng ()

Căng thẳng Nga - Ukraine: Nguy cơ khủng hoảng nguồn cung năng lượng và các lệnh trừng phạt  ()

Đài Loan thông báo đề xuất sửa đổi yêu cầu kiểm tra pháp lý đối với xi măng ()

GCCA khởi động các sáng kiến tăng cường mức phát thải ròng bằng không ()

EU ủng hộ kế hoạch áp thuế phát thải CO2 đối với hàng hóa nhập khẩu ()

Điểm qua tình hình một số thị trường xi măng trên Thế giới ()

SCG hướng tới mục tiêu giảm 20% phát thải khí nhà kính vào năm 2030 ()

Tập đoàn ThyssenKrupp dự kiến điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận từ 4 - 6% ()

FLSmidth giúp Indocement sử dụng nhiên liệu thay thế ở Indonesia ()

Nhà máy Cemex Miami (USA) đạt Chứng nhận Ngôi sao Năng lượng năm 2021 ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?