Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chứng khoán ngành

120.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản đến hạn năm 2024

10/02/2024 1:38:12 PM

» Theo FiinGroup, khoảng 120.000 tỷ đồng trái phiếu đến hạn là mức cao nhất 5 năm và sẽ tạo áp lực về thanh khoản với các doanh nghiệp bất động sản dân cư năm nay.


Đánh giá triển vọng 2024, FiinRatings, bộ phận xếp hạng tín nhiệm thuộc FiinGroup (Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ phân tích dữ liệu, phân tích ngành và xếp hạng tín nhiệm), cho rằng các nhà phát triển bất động sản dân cư vẫn tiếp tục đối mặt với các áp lực về thanh khoản, khả năng tiếp cận nguồn vốn và các rủi ro về lãi suất, suy thoái kinh tế.

Trong đó, ước tính có khoảng 120.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản đến hạn năm nay, mức cao nhất trong 5 năm gần đây.

Tuy nhiên, nhóm phân tích cho rằng sẽ có sự phân hóa trong khả năng duy trì hoạt động của từng doanh nghiệp trong ngành, trước các diễn biến khó khăn chung của thị trường đã kéo dài từ năm 2022 tới nay.

Các doanh nghiệp có thương hiệu tốt, chất lượng dự án được đảm bảo, cùng quỹ đất sạch, đi kèm khả năng triển khai và thực thi được kỳ vọng có thể tiếp cận đa dạng các kênh huy động vốn và có sức chống chịu tốt hơn, Báo cáo về triển vọng thị trường vốn năm 2024 viết.
 

Tỷ lệ chậm trả trái phiếu doanh nghiệp bất động sản năm 2023 và giá trị đáo hạn năm 2024.

 
Ở khía cạnh tích cực, FiinRatings cho rằng các luật quan trọng như Đất đai, Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở mới được thông qua sẽ tạo tiền đề cho sự hồi phục. Tuy nhiên, các chính sách mới thường có độ trễ nhất định và cần thời gian để phát huy hiệu quả.

Thị trường địa ốc đã xuất hiện những khó khăn từ cuối năm 2022, nhưng sang năm 2023 mới thực sự ngấm đòn vì ách tắc pháp lý, nguồn vốn. Nguồn cung lẫn thanh khoản trên thị trường giảm mạnh, thậm chí đóng băng ở nhiều phân khúc. Nhóm phân tích cho rằng những thay đổi về khung pháp lý chưa được thông qua, cũng như các sự kiện thanh tra, điều tra là một phần trở ngại cho sự hồi phục.

Số lượng các dự án nhà ở thương mại được cấp phép mới trong năm 2023 hạn chế, nhưng số lượng dự án đang triển khai lại cao kỷ lục. "Điều này phản ánh tâm lý e ngại chung trên thị trường, số lượng giao dịch suy giảm ở cả loại hình nhà ở thành phẩm và đất nền, cũng như các dự án đang triển khai phải tạm dừng", FiinRatings đánh giá.

Phần lớn các nhà phát triển đối mặt với áp lực huy động vốn để triển khai dự án tại các khu đất đã tích lũy từ trước khi đại dịch bùng phát. Đồng thời, việc phải tìm các phương án tái tài trợ các khoản nợ cũ làm gia tăng rủi ro liên quan đến cơ cấu nguồn vốn và tình trạng thanh khoản.

Theo Bộ Xây dựng, nguồn cung bất động sản năm 2023 tiếp tục hạn chế ở tất cả phân phúc, trong đó nhà ở thương mại hoàn thành 52 dự án với gần 16.000 căn - chưa bằng một nửa năm trước, dự án nghỉ dưỡng kết hợp và văn phòng lưu trú hoàn thành 17 dự án bằng khoảng 56% năm 2022. Đến hết quý III, toàn thị trường có hơn 324.700 giao dịch - chỉ bằng khoảng 41% năm 2022.

ximang.vn (TH/ VnExpress)

 

Các tin khác:

Đánh giá triển vọng tín dụng ngành Bất động sản, Xây dựng và Vật liệu xây dựng trong năm 2024 ()

HOSE lưu ý cổ phiếu POM của Thép Pomina có khả năng bị hủy niêm yết ()

Cổ phiếu xi măng được khuyển nghị chờ trở về mức định giá hợp lý hơn ()

Trái phiếu phát hành của ngành Xây dựng và Vật liệu xây dựng giảm mạnh ()

Xi măng Long Thành mua lại gần 10 tỷ đồng trái phiếu trước hạn ()

Cổ phiếu vật liệu xây dựng kỳ vọng vào cơ hội cuối năm ()

Cổ phiếu thép bứt phá mạnh sau thông tin tăng giá điện ()

Vicem Hà Tiên chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt ngày 10/10 ()

Cổ phiếu vật liệu xây dựng hưởng lợi từ siêu dự án đầu tư công ()

Vissai Ninh Bình chậm thanh toán gốc lãi trái phiếu ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner kluber
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Hội thảo "Xi măng vượt ngoài carbon - Mở rộng tiềm năng"

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, năm 2025 sẽ có những nhân tố nào ảnh hưởng mạnh đến thị trường xi măng?