Thực hiện kế hoạch số 104 của UBND tỉnh Thanh Hóa về thực hiện chương trình phát triển vật liệu không nung đến năm 2020 và lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công, trong thời gian qua, cấp ủy chính quyền huyện Triệu Sơn đã có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm từng bước xóa bỏ lò gạch thủ công. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại một số chủ lò gạch vẫn đang khó khăn trong việc chuyển đổi.
Thực hiện sự chỉ đạo của các ngành chức năng, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường kiểm tra, rà soát, thống kê, vận động xóa bỏ các lò gạch thủ công trên địa bàn 35/36 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, hiện nay ở xã Minh Sơn vẫn còn nhiều khó khăn trong việc giải quyết vấn đề này.
![]()
Khu vực thôn 8 xã Minh Sơn có diện tích đất sản xuất nông nghiệp rất ít. Người dân chủ yếu là công nhân của xí nghiệp vật liệu xây dựng Triệu Sơn đóng tại đây. Vào năm 1995, sau khi nhà máy giải thể, lao động không được chia ruộng đất nên không có đất để canh tác. Để đảm bảo cuộc sống, một số công nhân đã xây dựng các lò gạch thủ công. Qua quá trình chuyển đổi, toàn xã Minh Sơn còn 7 lò gạch, công suất đạt khoảng 7 đến 10 vạn viên mỗi năm. Các lò gạch này góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 70 lao động thường xuyên và hàng trăm lao động mùa vụ. Nhiều chủ lò đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để phục vụ cho sản xuất nên khi có kế hoạch xóa bỏ các lò gạch thủ công họ đều mong muốn có thêm thời gian ngắn để hoàn lại vốn và tìm hướng chuyển đổi nghề mới. Hơn nữa đa số các lao động ở các lò gạch thủ công đều thuộc đối tượng nghèo
Tuy nhiên trên thực tế, tại địa bàn xã, một số chủ lò đã ý thức được những ảnh hưởng của lò gạch thủ công đối với sức khỏe và đời sống của nhân dân nên đã tự nguyện chuyển đổi sang mô hình lò tuy nen vòng cải tiến không gây ảnh hưởng tới môi trường
Theo kế hoạch số 104 của UBND tỉnh, sau khi chấm dứt hoạt động các lò gạch thủ công, Sở Công thương, Sở LĐ-TB&XH nghiên cứu phương án hỗ trợ các địa phương về vấn đề chuyển đổi, đào tạo nghề trong quá trình thực hiện lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công.
Mong muốn của các hộ dân là các ngành chức năng và các địa phương sớm triển khai quyết định của UBND tỉnh để tháo gỡ khó khăn cho người lao động khi các lò gạch thủ công chấm dứt hoạt động.

Khu vực thôn 8 xã Minh Sơn có diện tích đất sản xuất nông nghiệp rất ít. Người dân chủ yếu là công nhân của xí nghiệp vật liệu xây dựng Triệu Sơn đóng tại đây. Vào năm 1995, sau khi nhà máy giải thể, lao động không được chia ruộng đất nên không có đất để canh tác. Để đảm bảo cuộc sống, một số công nhân đã xây dựng các lò gạch thủ công. Qua quá trình chuyển đổi, toàn xã Minh Sơn còn 7 lò gạch, công suất đạt khoảng 7 đến 10 vạn viên mỗi năm. Các lò gạch này góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 70 lao động thường xuyên và hàng trăm lao động mùa vụ. Nhiều chủ lò đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để phục vụ cho sản xuất nên khi có kế hoạch xóa bỏ các lò gạch thủ công họ đều mong muốn có thêm thời gian ngắn để hoàn lại vốn và tìm hướng chuyển đổi nghề mới. Hơn nữa đa số các lao động ở các lò gạch thủ công đều thuộc đối tượng nghèo
Tuy nhiên trên thực tế, tại địa bàn xã, một số chủ lò đã ý thức được những ảnh hưởng của lò gạch thủ công đối với sức khỏe và đời sống của nhân dân nên đã tự nguyện chuyển đổi sang mô hình lò tuy nen vòng cải tiến không gây ảnh hưởng tới môi trường
Theo kế hoạch số 104 của UBND tỉnh, sau khi chấm dứt hoạt động các lò gạch thủ công, Sở Công thương, Sở LĐ-TB&XH nghiên cứu phương án hỗ trợ các địa phương về vấn đề chuyển đổi, đào tạo nghề trong quá trình thực hiện lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công.
Mong muốn của các hộ dân là các ngành chức năng và các địa phương sớm triển khai quyết định của UBND tỉnh để tháo gỡ khó khăn cho người lao động khi các lò gạch thủ công chấm dứt hoạt động.
Bích Ngọc (TH/ Báo Thanh Hóa)