Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Vật liệu xây dựng không nung - Hiện tại và tương lai (P5)

18/10/2016 3:43:01 PM

(ximang.vn) Vật liệu xây dựng không nung không còn quá xa lạ trong các công trình xây dựng trên Thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Hiện nay, tại các nước đã và đang phát triển đều khuyến khích sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng không nung trong xây dựng là xu hướng tất yếu của tương lai.

>> Vật liệu xây dựng không nung - Hiện tại và tương lai (P1)

>> Vật liệu xây dựng không nung - Hiện tại và tương lai (P2)

>> Vật liệu xây dựng không nung - Hiện tại và tương lai (P3)

>> Vật liệu xây dựng không nung - Hiện tại và tương lai (P4)
 

 
b. Tình hình tiêu thụ vật liệu không nung

Kể từ khi Quyết định 567 ra đời đến nay với những hi vọng về mở rộng thị trường, nền kinh tế chúng ta đã tập trung quá mức vào sản suất vật liệu không nung (chủ yếu là gạch không nung) trong khi các công việc mà Bộ Xây dựng lên kế hoạch như: Phổ biến kiến thức về sản xuất và sử dụng VLKN , Thông tin, truyền thông về VLKN hầu như chưa có tác dụng đối với người dân và đây chính là nguyên nhân dẫn tới những Nỗi buồn lớn cho lĩnh vực này của ngành Xây dựng.

Khi bắt tay vào thực hiện Quyết định 567, chúng ta dự báo tới năm 2020, Việt Nam cần hơn 40 tỷ viên gạch xây, trong đó có tới 30% là gạch không nung. Nhưng, trong năm 2015 vừa qua, theo Vụ Vật liệu - Bộ Xây dựng, tổng lượng gạch xây tiêu thụ khoảng hơn 23 tỷ viên, trong đó có khoảng 5,5 tỷ viên gạch không nung các loại chiếm gần 23% thị phần và khoảng 60% năng lực sản suất. 

Theo quy định, ngay sau năm 2015, toàn bộ các công trình sử dụng vốn ngân sách sẽ phải sử dụng 100% gạch không nung. Mặc dù, lộ trình sử dụng vật liệu không nung đã rõ ràng và các quyết định đã có hiệu lực khá lâu, nhưng tất cả những cái đó chưa đủ để vật liệu không nung đi vào thực tiễn. 

Trong những năm qua, các công trình áp dụng theo tiêu chuẩn để sử dụng VLKN vẫn chủ yếu thuộc các dự án vốn đầu tư nước ngoài, còn các công trình trong nước, đặc biệt là các công trình sử dụng ngân sách, mặc dù đã có những quy định mang tính cưỡng chế sử dụng vật liệu không nung nhưng xem ra cũng còn nhiều nan giải do thiếu hướng dẫn của Bộ chuyên ngành về chỉ tiêu thiết kế, thi công, định mức kinh tế, kỹ thuật...; Ngay Vụ Vật liệu - Bộ Xây dựng cũng chưa đưa ra được lộ trình chi tiết xóa bỏ việc sản xuất gạch đất sét nung, hạn chế xây dựng mới các nhà máy gạch Tuynel. Tất cả những điều này dường như đã làm cho gạch nung vẫn còn đất sống. 

Ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, loại gạch không mong muốn này đang tăng giá trở lại, đặc biệt ở Hà Nội, TP. HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trung bình khoảng 30%, cá biệt có một số nơi tăng đến 45 - 50%. Năm 2015 và những năm tiếp theo cùng với sự sôi động trở lại của thị trường xây dựng, thì việc các biện pháp chế tài sử dụng vật liệu không nung chưa đủ mạnh sẽ tạo ra một nguy cơ tiềm năng kích thích các cơ sở sản xuất gạch nung hoạt động trở lại, đặc biệt tại vùng ven các đô thị, làm cho gạch nung có sức cạnh tranh gay gắt với gạch không nung.

3. Tương lai nào cho vật liệu không nung

Nhờ những ưu điểm nổi bật, VLKN đã trở thành loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Theo thông tin từ Hiệp hội Bê tông chưng áp châu Âu (EAACA – European Autoclaved Aerated Concrete Assosiation), tới năm 2015, trong 28 nước thành viên EU thì đã có 19 nước có lợi thế đã xây dựng một số lớn nhà máy hiện đại sản suất vật liệu bê tông chưng áp (AAC) với tổng công suất hàng trăm triệu mét khối mỗi năm và ngành xây dựng tại các quốc gia EU đã sử dụng gần như toàn bộ VLKN. Ngay cả Trung quốc, lượng VLKN sử dụng trong năm 2015 cũng đã chiếm tới hơn 60% khối lượng gạch xây. 

Nói như vậy, không có nghĩa ở các nước phát triển, VLKN đều được dễ dàng chấp nhận, sử dụng. Ví dụ, ngay như ở Hoa kỳ, một quốc gia đứng đầu thế giới về kinh tế, khoa học kỹ thuật thì VLKN, đặc biệt là AAC (như ý kiến phát biểu của Ông David Walls Giám đốc điều hành của Uỷ ban Tiêu chuẩn Xây dựng tiểu bang California) do chưa có các kết quả thuyết phục trong thí nghiệm cũng như trong thực tiễn về khả năng chịu rung chấn theo các yêu cầu của chương trình Quốc gia Hoa kỳ về Hạn chế tác hại của động đất, nên VLKN đã vấp phải những rào cản về chính trị, thủ tục hành chính, pháp lý... tại các tiểu bang có cấu trúc địa chất không ổn định, dễ bị rung chấn như Wasington, Oregon, California mà nằm trong khu vực trải dài hàng ngàn km của dãy nứt gãy hút chìm Cascadia và đã từng hứng chịu những thảm họa động đất kinh hoàng trong lịch sử.

Còn ở Việt nam ta, kể từ năm 2010 khi Quyết định 567 ra đời, cho đến năm 2015, với mức tiêu thụ khoảng 18 tỷ viên gạch sét nung, chúng ta đã đốt tương đương 2,7 triệu tấn than và thải ra ngoài khí quyển chừng 11 triệu tấn C0 gây hiệu ứng nhà kính, ngoài ra còn làm mất trắng gần ba ngàn ha đất trồng trọt, gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp, ảnh hưởng xấu tới an ninh lương thực. Vì vậy, việc thay thế gạch sét nung bằng VLKN là một yêu cầu bắt buộc nhằm giảm thiểu các hạn chế nói trên. 

Ngoài ra, với lợi thế về công nghệ, ngành sản suất VLKN còn LÀM SẠCH hàng chục triệu tấn tro xỉ thải của ngành luyện thép và nhiệt điện, quốc gia không mất đi hàng ngàn ha đất để chứa những phế thải này. Mặt khác, vật liệu không nung còn có tác động tích cực tới một số lĩnh vực sản suất khác, mở rộng cầu tiêu thụ cho ngành xi măng, tiết kiệm năng lượng cho người sử dụng do vật liệu này có tính cách nhiệt cao...

Với những lợi ích rõ ràng của việc sử dụng VLKN về bảo vệ tài nguyên không thể tái tạo, hạn chế ô nhiễm môi trường, BXD cũng đã đưa ra các nhóm giải pháp để xúc tiến nhanh việc sử dụng phổ biến loại vật liệu này như:

Về cơ chế chính sách, BXD sẽ đề nghị chính Phủ áp dụng ưu đãi cụ thể, lâu dài về thuế cho doanh nghiệp sản suất, đặc biệt là quyền sử dụng phế thải công nghiệp cho các doanh nghiệp sử dụng để sản xuất VLKN, đồng thời có chính sách quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất vào sản xuất gạch nung. Ngoài ra, cần ban hành đồng bộ, chi tiết các chính sách ưu đãi và bắt buộc sử dụng vật liệu mới vào các công trình xây dựng theo các tiêu chuẩn cụ thể.

Về giải pháp khoa học kỹ thuật, ngay trong năm 2016 chúng ta phải thiết lập đầy đủ các tiêu chuẩn liên quan đến thiết kế, thi công, nghiệm thu… áp dụng cho các công trình sử dụng VLKN. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền sử dụng VLKN cũng là một hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng, làm cho các nhà quản lý, chính quyền các cấp và các doanh nghiệp cũng như mọi người dân biết đến các ưu điểm và quyền lợi được hưởng khi sử dụng VLKN, từng bước thay đổi thói quen sử dụng gạch đất sét nung trong cộng đồng.

Trên cơ sở các thành tựu sản suất và sử dụng VLKN trong các năm qua, căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội của cả nước 2016 - 2020 do Chính phủ đệ trình và đã được Quốc hội thông qua, việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm VLKN tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng trong sự nỗ lực của các địa phương, sự hỗ trợ của các bộ, ngành, cũng như sự ủng hộ và tuân thủ Quyết định 567 của các nhà đầu tư, và chắc chắn tỷ lệ sử dụng VLKN sẽ cao hơn, dần chiếm ưu thế trên thị trường trong những năm tới.
(Hết)
 
Quỳnh Trang (Theo TTKHKT Xi măng số 1 năm 2016)

 

 

Các tin khác:

Vật liệu xanh cho công trình xây dựng vùng ĐBSCL ()

Vật liệu xây dựng không nung - Hiện tại và tương lai (P4) ()

Chương trình phát triển vật liệu không nung đang đi đúng hướng hướng ()

Vật liệu xây dựng không nung - Hiện tại và tương lai (P3) ()

Đà Nẵng: Nhiều thiếu sót, bất cập trong sản xuất vật liệu xây không nung ()

Vật liệu xây dựng không nung - Hiện tại và tương lai (P2) ()

Vật liệu xây dựng không nung - Hiện tại và tương lai (P1) ()

Bắc Giang: Tháo gỡ khó khăn cho thị trường gạch không nung ()

Đà Nẵng: Quản lý chặt vật liệu xây dựng mới ()

Thanh Hóa phát triển sản xuất gạch không nung ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?