Theo đó, việc nghiên cứu phát triển bê tông hiện nay đang phát triển theo xu hướng bê tông tính năng siêu cao, bê tông in 3D, bê tông cốt liệu tái chế, bê tông tự vá, bê tông graphic, bê tông phát sáng, bê tông tích trữ năng lượng, bê tông rỗng tiêu nước, bê tông chịu nhiệt, bê tông chịu lửa, bê tông đúc sẵn, mô hình thông tin xây dựng sử dụng vật liệu bê tông và trí tuệ nhân tạo...
Bê tông là vật liệu chủ đạo để đạt phát thải ròng khí nhà kính bằng “0”.
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Bê tông Việt Nam nhiệm kỳ VI (2022 - 2025), lãnh đạo Bộ Xây dựng khẳng định, bê tông vẫn là vật liệu chủ đạo trong xây dựng, hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng “0” đến năm 2050 do Chính phủ Việt Nam đặt ra.
Cụ thể, các loại bê tông chất lượng cao, bê tông chất lượng siêu cao sử dụng phế thải công nghiệp và nông nghiệp, bê tông bền môi trường biển, bê tông nhẹ, bê tông cốt liệu tái chế, bê tông in 3D… tiếp tục được nghiên cứu và ứng dụng tối ưu cho các kết cấu bê tông đổ tại chỗ cũng như cấu kiện đúc sẵn.
Được biết, mỗi năm Thế giới ước tính sản xuất khoảng 35 tỷ tấn bê tông, tương đương với con số 4,4 tấn bê tông/người; 4,2 tỷ tấn xi măng; 28 tỷ tấn cát và đá; 2,8 tỷ tấn nước cộng với phụ gia hóa học và phụ gia khoáng, các loại nguyên vật liệu thay thế xi măng.
Thời gian tới, ngành công nghiệp xi măng và bê tông tiếp tục được nghiên cứu phát triển theo hướng bền vững, đóng góp quan trọng cho việc thực hiện cam kết tại COP26 của Việt Nam là giảm phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.
Trên thị trường, hiện nay có nhiều sản phẩm mới, các sản phẩm cấu kiện đúc sẵn như tấm tường Acotech, ống cống đúc đẩy, vỏ vách hầm Metro, công nghệ xây dựng bằng phương pháp in 3D, công nghệ cọc bê tông ly tâm không vữa thừa, công nghệ xây nhà biệt thự bằng cấu kiện đúc sẵn, giải pháp bê tông cho công trình đường thủy… được ứng dụng phổ biến trong thi công, xây dựng hiện nay.
ximang.vn (TH)