Lựa chọn giữa phát triển xi măng (XM) phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước hay giữ môi trường, cảnh quan phục vụ du lịch đang trở thành vấn đề nóng bỏng khi các địa phương đề ra chiến lược phát triển bền vững trong tương lai.
>> Tạm dừng giai đoạn 2 của Xi măng Thăng Long II và Xi măng Hạ Long
Xi măng hay du lịch?
Liên quan đến vấn đề quản lý và khai thác mỏ, vừa qua, Bộ Xây dựng đề nghị và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận loại Nhà máy XM Mỹ Đức ra khỏi quy hoạch ngành XM vì công suất nhỏ và ảnh hưởng đến du lịch chùa Hương nếu dự án được triển khai.
Gần đây nhất, tỉnh Quảng Ninh lên tiếng sẽ kiến nghị với Chính phủ, Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan tạm dừng triển khai giai đoạn II của Nhà máy Xi măng Thăng Long 2 và Nhà máy Xi măng Hạ Long tại vị trí cũ để chuyển địa điểm đến phía Bắc TP Hạ Long. Lộ trình đến năm 2030 sẽ dừng hoạt động giai đoạn I, di chuyển toàn bộ đến phía Bắc đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái bởi 2 nhà máy này là tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường vùng vịnh Hạ Long.
![]()
Lựa chọn giữa phát triển XM phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hay giữ môi trường, cảnh quan phục vụ du lịch đang trở thành vấn đề nóng bỏng khi địa phương đề ra chiến lược phát triển bền vững trong tương lai.
Theo Chủ tịch Hội VLXD Việt Nam Trần Văn Huynh, phát triển du lịch - quốc phòng - kinh tế phải hài hòa vì lợi ích chung của đất nước và cuộc sống của người dân. Sử dụng tài nguyên phải tính toán kỹ, nơi nào dành cho du lịch, quốc phòng, nơi nào cho khai thác làm VLXD…, tất cả phải được tính toán kỹ trong quy hoạch. Quy hoạch phải cụ thể, nghiên cứu kỹ từng vùng, cân nhắc kỹ du lịch, cảnh quan môi trường, quốc phòng an ninh và kinh tế.
Kinh nghiệm từ quốc tế
Để giữ cảnh quan môi trường, ông Trần Văn Huynh chia sẻ: Ở các nước như Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan… không khoan cắt tầng mà sử dụng kỹ thuật “đào giếng”. Từ đỉnh núi, khoan 1 giếng sâu xuống lòng đất, dưới chân núi đào 1 hầm tuy-nen nối thẳng đến điểm đáy của giếng. Sau đó họ dùng kỹ thuật nổ mìn hiện đại để đá rơi thẳng từ trên núi xuống đường hầm tuy-nen, lợi dụng lực rơi từ trên cao cho đá chạy theo đường hầm đó về thẳng trạm nghiền. Với biện pháp này không chỉ chi phí vận chuyển giảm thiểu mà quan trọng nhất vẫn giữ nguyên vỏ núi, trồng thêm cây cối nên trông xa núi đá vẫn còn nguyên trạng.
Còn ở Italia, nơi có những mỏ đá lớn, người ta cắt hết lớp đá trên các tầng núi, sau đó cắt sâu hàng chục mét dưới cốt 0, tạo thành hồ chứa nước nhân tạo để tận dụng khai thác phát triển du lịch, xây dựng khách sạn.
Chủ tịch Hội VLXD Việt Nam nhấn mạnh: Chúng ta cần phải ứng dụng công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến, giảm chất nổ, bảo vệ môi trường nhưng vẫn được khai thác triệt để tài nguyên, tránh lãng phí, tuyệt đối không sử dụng công nghệ lạc hậu. Công tác hoàn nguyên mỏ cần được chú trọng, thu tiền để làm hoàn thiện lại đường sá, mặt bằng. Đồng thời, công tác quản lý nhà nước về mỏ, đặc biệt khâu thiết kế, thẩm định và cấp phép mỏ cần chặt chẽ hơn nữa, công tác kiểm tra cần kiên quyết, nếu DN sử dụng công nghệ lạc hậu thì không cho khai thác…
Xi măng hay du lịch?
Liên quan đến vấn đề quản lý và khai thác mỏ, vừa qua, Bộ Xây dựng đề nghị và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận loại Nhà máy XM Mỹ Đức ra khỏi quy hoạch ngành XM vì công suất nhỏ và ảnh hưởng đến du lịch chùa Hương nếu dự án được triển khai.
Gần đây nhất, tỉnh Quảng Ninh lên tiếng sẽ kiến nghị với Chính phủ, Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan tạm dừng triển khai giai đoạn II của Nhà máy Xi măng Thăng Long 2 và Nhà máy Xi măng Hạ Long tại vị trí cũ để chuyển địa điểm đến phía Bắc TP Hạ Long. Lộ trình đến năm 2030 sẽ dừng hoạt động giai đoạn I, di chuyển toàn bộ đến phía Bắc đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái bởi 2 nhà máy này là tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường vùng vịnh Hạ Long.

Lựa chọn giữa phát triển XM phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hay giữ môi trường, cảnh quan phục vụ du lịch đang trở thành vấn đề nóng bỏng khi địa phương đề ra chiến lược phát triển bền vững trong tương lai.
Theo Chủ tịch Hội VLXD Việt Nam Trần Văn Huynh, phát triển du lịch - quốc phòng - kinh tế phải hài hòa vì lợi ích chung của đất nước và cuộc sống của người dân. Sử dụng tài nguyên phải tính toán kỹ, nơi nào dành cho du lịch, quốc phòng, nơi nào cho khai thác làm VLXD…, tất cả phải được tính toán kỹ trong quy hoạch. Quy hoạch phải cụ thể, nghiên cứu kỹ từng vùng, cân nhắc kỹ du lịch, cảnh quan môi trường, quốc phòng an ninh và kinh tế.
Kinh nghiệm từ quốc tế
Để giữ cảnh quan môi trường, ông Trần Văn Huynh chia sẻ: Ở các nước như Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan… không khoan cắt tầng mà sử dụng kỹ thuật “đào giếng”. Từ đỉnh núi, khoan 1 giếng sâu xuống lòng đất, dưới chân núi đào 1 hầm tuy-nen nối thẳng đến điểm đáy của giếng. Sau đó họ dùng kỹ thuật nổ mìn hiện đại để đá rơi thẳng từ trên núi xuống đường hầm tuy-nen, lợi dụng lực rơi từ trên cao cho đá chạy theo đường hầm đó về thẳng trạm nghiền. Với biện pháp này không chỉ chi phí vận chuyển giảm thiểu mà quan trọng nhất vẫn giữ nguyên vỏ núi, trồng thêm cây cối nên trông xa núi đá vẫn còn nguyên trạng.
Còn ở Italia, nơi có những mỏ đá lớn, người ta cắt hết lớp đá trên các tầng núi, sau đó cắt sâu hàng chục mét dưới cốt 0, tạo thành hồ chứa nước nhân tạo để tận dụng khai thác phát triển du lịch, xây dựng khách sạn.
Chủ tịch Hội VLXD Việt Nam nhấn mạnh: Chúng ta cần phải ứng dụng công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến, giảm chất nổ, bảo vệ môi trường nhưng vẫn được khai thác triệt để tài nguyên, tránh lãng phí, tuyệt đối không sử dụng công nghệ lạc hậu. Công tác hoàn nguyên mỏ cần được chú trọng, thu tiền để làm hoàn thiện lại đường sá, mặt bằng. Đồng thời, công tác quản lý nhà nước về mỏ, đặc biệt khâu thiết kế, thẩm định và cấp phép mỏ cần chặt chẽ hơn nữa, công tác kiểm tra cần kiên quyết, nếu DN sử dụng công nghệ lạc hậu thì không cho khai thác…
SJ (TH/ Báo Xây dựng)