Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

Lợi nhuận tiềm tàng của Lafarge tiếp tục giảm

10/08/2011 3:32:05 PM

Mặc dù công bố mức tăng trưởng sản lượng xi măng trong quý II và trong 6 tháng đầu năm 2011, Lafarge cho biết lạm phát do phí tổn và tỷ giá ngoại tệ được dự kiến sẽ gây ảnh hưởng tới mức tăng trưởng thu nhập của năm.

Ngoài ra, việc tái xuất hiện các thị trường đang gặp khó khăn đã tác động đến khả năng thành công của công ty khi mà chi phí đầu vào đang ngày càng tăng cao.

Doanh thu 6 tháng đầu năm của Lafarge đã tăng lên 3,4% đạt tới 7973 triệu Euro, nhưng EBITDA lại giảm đi 10% xuống 1485 triệu Euro và lợi nhuận kinh doanh giảm 13,6% xuống 926 triệu Euro. Lợi nhuận ròng, không kể lợi nhuận đặc biệt nhờ bán cổ phần của Cimpor năm ngoái, đã tăng lên 11,6% đạt tới 260 triệu Euro. Xi măng giao đã tăng lên 8% đạt tới 70,6 triệu tấn và doanh thu từ xi măng đã tăng lên 3,5% đạt tới 5134 triệu Euro, nhưng EBITDA tương ứng lại giảm đi 9,6% tới 1273 triệu Euro.

Bruno Lafont, chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Lafarge, cho biết: "Trong khi tôi phấn khích bởi sử gia tăng tiêu thụ xi măng trở lại trong một vài quý gần đây, thì ảnh hưởng của tình hình lạm phát tăng cao và sự hồi phục chậm của các thị trường phát triển đã đè nặng lên ngành xi măng.”

Xi măng giao ở Châu Âu đã hồi phục và tăng lên 4% đạt tới 15,6 triệu tấn và doanh thu tăng 4,3% đạt tới 1335 triệu Euro, qua việc doanh thu ở Trung Âu và ở Đông Âu cho thấy mức tăng cải thiện 15,8% so với mức sụt giảm 0,9% ở Tây Âu do sụt giảm tiêu thụ ở Tây Ban Nha và Hy Lạp. Tuy nhiên, Ba Lan là nước đã trải qua thời kỳ 6 tháng cuối năm ngoái hết sức khó khăn, đã xoay xở cải thiện tăng được khối lượng tiêu thụ lên 38,6%.

Khu vực Trung Đông & Châu Phi đã đạt được mức tăng trưởng khối lượng tiêu thụ xi măng 10,4% đạt tới 22,2 triệu tấn. Khối lượng tăng đáng chú ý đã đạt được ở Algeria và Nigeria ở mức 25,3% và 20,6%, tương ứng, còn ở Jordan khối lượng tiêu thụ nội địa đã giảm đi thêm 26,8%. Trong khi khối lượng tiêu thụ ở Ai Cập giảm đi 7,4%, thì ở I-rắc lại tăng lên 7,8%.

Doanh thu bán xi măng ở Châu Á đã tăng lên 0,4% đạt tới 1039 triệu Euro, nhưng EBITDA lại giảm đi 25,9% xuống 200 triệu Euro. Các chuyến tàu chở xi măng đã tăng lên 5,7% đạt tới 20,9 triệu tấn. Quốc gia tiêu thụ yếu là Philippines có khối lượng tiêu thụ giảm 9,7% và giá bán mềm hơn đã làm giảm doanh thu đi 18%.

Tổng doanh thu ở Bắc Mỹ đã giảm đi 4,7% xuống 1323 triệu Euro và doanh số tiêu thụ xi măng đã giảm đi 5,4% xuống 539 triệu Euro cùng với EBITDA giảm 41,5% xuống 31 triệu Euro và thua lỗ trong kinh doanh tăng gấp đôi tới 31 triệu Euro. Hiện tại, ở Mỹ La-tinh, doanh thu tập đoàn đã tăng lên 41,2% tới 528 triệu Euro và doanh thu xi măng tăng 43,3% tới 427 triệu Euro, phản ánh sự hợp nhất ban đầu các tài sản giành được từ Votorantim như là một phần của thỏa thuận Cimpor.

Xét tới triển vọng tương lai, tập đoàn dự kiến mức tăng trưởng nhu cầu xi măng cả năm trong khoảng 2-5% trong năm 2011 so với năm 2010 là nhờ vào sự điều dẫn chủ yếu từ các thị trường mới nổi. Trong báo cáo của mình, ông Lafont bổ sung thêm rằng, “Tập đoàn đã tập trung vào các ưu thế của mình, bao gồm các hành động định giá bán tương ứng với mức chi phí cao và các động thái chiến lược cùng với tổng lượng tài sản của tập đoàn, để hỗ trợ khả năng sinh lời và giảm bớt nợ ít nhất là 2 tỷ Euro trong năm nay."

Nợ thực tính đến cuối tháng 6 là 7,7% tháp hơn mức 13.993 triệu Euro và tỷ số vốn vay đã giảm thêm, từ 81,4% năm trước xuống còn 76,8%, được hỗ trợ bởi các hoạt động chuyển nhượng. Tháng 7 này, Lafarge đã thực hiện các đàm phán lớn để bán hầu hết hoạt động kinh doanh thạch cao của mình ở Châu Âu và Nam Mỹ cho Etex Group trị giá 850 triệu Euro và công ty thạch cao của mình ở Úc cho Knauf International trị giá 120 triệu Euro. Trong tháng 5, tập đoàn đã đồng ý bán tài sản ở Mỹ với giá trị công ty là 760 triệu USD cho Cementos Argos. Ba tháng trước, Anglo American Plc và Lafarge đã nhất trí thống nhất các hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng ở Vương Quốc Anh nhằm mục đích mang lại khoản tiền tiết kiệm từ các chi phí hàng năm tới ít nhất là 60 triệu GBP.

Trong khi giá bán cho thấy các mức tăng cải thiện tính đến ngày này (+1,5% đối với xi măng), các mức tăng cải thiện này đã giảm đi 1,2%/năm, chủ yếu do sự tình trạng phát triển kém ở “các khu vực đang gặp khó khăn” như Tây Ban Nha và Hy Lạp. Ở Ai Cập, Jordan và Philippines – những nước mới gia nhập thị trường (và trong trường hợp của Philippines, các dự án của chính phủ bị trì hoãn) cũng đã dẫn đến tình trạng bất ổn định trên thị trường. Bernstein Research đã lưu ý rằng người ta quan tấm tới việc tái xuất hiện các thị trường đang gặp khó khăn đó mà không đưa ra được giải pháp ngắn hạn, và sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng tới các kết quả sản xuất kinh doanh trong 6 tháng còn lại của năm và tiếp theo.
 

N.K.L (Theo Cemnet.com)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?