Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

Phát triển thương hiệu xi măng: Dễ mà khó

07/07/2011 9:46:51 AM

Tình hình tiêu thụ xi măng (XM) trong nước đang hết sức khó khăn là một thực tế không thể phủ nhận. Nhiều DN điêu đứng bởi bài toán đầu ra. Phát triển thương hiệu là điều mà DN nào cũng nhắm tới bởi nó gắn liền với cuộc chiến dành thị phần. Phát triển thương hiệu XM “dễ mà khó” dường như là câu hỏi đặt ra đối với mỗi nhà sản xuất.

Tính đến năm 2011 cả nước đã có 105 dây chuyền sản xuất XM bao gồm lò quay và lò đứng với tổng công suất thiết kế khoảng 65 triệu tấn/năm. XM không còn là thời kỳ hoàng kim như quá khứ nữa mà bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt. Nhìn bề ngoài XM như “bánh mỳ của ngành công nghiệp” nhưng thực chất đã có sự phân định rõ ràng đối với người tiêu thụ. Sự lên ngôi của các thương hiệu lớn và sự âm thầm tìm lối đi riêng của các thương hiệu bé hơn đã vô hình phân khúc thị trường XM thành 3 đoạn. Đoạn của các thương hiệu lớn, đoạn của các thương hiệu mới và đoạn của các nhà máy lò đứng.



Nằm trong “top” các thương hiệu lớn, XM Hoàng Thạch thậm chí còn được đánh giá là số 1 tại khu vực phía Bắc nhưng “thương hiệu của XM Hoàng Thạch được giữ vững là ý thức có tính truyền thống trong chiến lược điều hành của tất cả các giai đoạn phát triển”, ông Đào Ngọc Bình - Tổng giám đốc Cty TNHH MTV Xi măng VICEM Hoàng Thạch chia sẻ. Ông Bình cho biết, dù là thương hiệu lớn nhưng các đời giám đốc của nhà máy đều ý thức rất rõ việc chiếm lĩnh thị trường, từ thời kỳ cung không đủ cầu cho đến lúc thị trường dự báo là dư thừa. Ngay bản thân ông rất chú trọng công tác thị trường, chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần và giữ vững thị trường truyền thống luôn là vấn đề sống còn của DN. Chính từ quan điểm này mà XM Hoàng Thạch luôn chiếm giữ một vị trí tương đối tại phía Bắc, một thời phát triển tốt tại khu vực phía Nam và miền Trung. Trong tương lai thương hiệu này đang có kế hoạch “lấy lại vùng đất đã mất”. Có lấy lại thị trường đã mất hay không như chiếc chìa khóa mở cánh cửa cho vấn đề phát triển thương hiệu, dễ và khó nằm cả ở đây.

Thuận lợi của Hoàng Thạch là giữ vững thương hiệu trong nhiều năm, khó khăn của DN này là nằm trong cơ chế điều hành chung của VICEM. Sự phát triển của VICEM Hoàng Thạch gắn liền với sự phát triển của VICEM. Với điều kiện SXKD hiện tại, không thể phủ nhận Hoàng Thạch gánh trọng trách lớn trong vấn đề lợi nhuận của VICEM. Toàn VICEM dự kiến tiêu thụ 19 - 20 triệu tấn XM, trong đó XM Hoàng Thạch có hơn 4 triệu tấn, chiếm hơn 20%, nhưng lợi nhuận được giao hơn 400 tỷ đồng trong hơn 1 nghìn tỷ đồng lợi nhuận của toàn VICEM. Như vậy, sức ép lên VICEM Hoàng Thạch là rất lớn.

Án ngữ tại khu vực phía Nam, XM Hà Tiên giữ vị trí số 1 tại khu vực này. Và nếu như thị phần của Hoàng Thạch ở Hà Nội tương đối lớn thì của Hà Tiên tại phía Nam cũng tương tự. Miền Trung chia nhau các thương hiệu theo phân định vùng, Quảng Bình là “đất diễn” của XM Sông Gianh; Nghệ An là Hoàng Mai, Nghi Sơn, Bỉm Sơn; Thanh Hóa là Bỉm Sơn… Có thể thấy “độ phủ” của các thương hiệu XM thường theo vùng miền và theo thị trường truyền thống.

Phân khúc thị trường xi măng đã được chia thành 3 đoạn. Đoạn của các thương hiệu lớn, đoạn của các thương hiệu mới và đoạn của các nhà máy lò đứng.

Đa phần các thương hiệu thuộc VICEM như Bỉm Sơn, Hải Phòng, Bút Sơn, Hoàng Mai thuộc hàng thương hiệu mạnh nhưng sẽ mạnh hơn nếu đứng tên chung trong thương hiệu VICEM - nhà sản xuất XM số 1 Việt Nam. Dù vậy, VICEM lại là cái tên tương đối mới, xuất hiện trên thị trường được hơn 3 năm nên dù là “mẹ” vẫn chưa lấn lướt nổi “các con”. Có thể vì lý do đó mà các Cty thuộc VICEM sẽ mang họ mẹ và giữ lại tên con như VICEM Hải Phòng, VICEM Hoàng Thạch, VICEM Tam Điệp…

Trong “làng XM” thời mở cửa, mỗi Cty đều có cách phát triển thương hiệu riêng của mình. Chính vì thế dù ra đời sau nhưng Chinfon, Holcim, Nghi Sơn, Phúc Sơn, FiCo… đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Ngoài chất lượng sản phẩm, công tác tiếp thị quảng bá thương hiệu của các đơn vị này cũng rất bài bản và mang lại hiệu quả rõ nét chỉ trong một thời gian ngắn. Một số DN sản xuất XM khác chọn cách “âm thầm bán hàng” bằng cách dồn vào các đại lý để tiêu thụ sản phẩm. Trong điều kiện thị trường XM cung đã vượt cầu các DN này thường bị rơi vào cảnh “chợ chiều” và bị ép giá là điều không tránh khỏi.

Theo baoxaydung

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?