Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

Vật liệu chịu lửa Kiềm tính Việt Nam: Mở lối cho riêng mình (Kỳ 1)

19/07/2011 1:54:56 PM

Là nhà máy vật liệu chịu lửa kiềm tính đầu tiên tại Việt Nam đi vào sản xuất từ năm 2000, sau 10 năm hoạt động, gạch kiềm tính đã bắt đầu có lãi, mở ra một hướng đi mới cho loại VLXD mang tầm chiến lược và có tính đặc thù cao, phục vụ ngành công nghiệp sản xuất xi măng (XM). Thành tựu hôm nay ghi nhận hành trình đầy tự hào xen lẫn đắng cay của những người làm gạch kiềm tính trên quê hương quan họ.

Kỳ 1: Mười năm để trồng cây

Cuộc chuyển giao đầy trăn trở

Với tổng vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng, Nhà máy Vật liệu chịu lửa Kiềm tính Việt Nam không đạt được kỳ vọng như báo cáo dự án ban đầu của nó. Năm 2003, nhà máy được chuyển giao nguyên trạng từ TCty Thủy tinh và gốm xây dựng (VIGLACERA) về TCty Xi măng Việt Nam (nay là TCty Công nghiệp Xi măng Việt Nam - VICEM) và VICEM giao ngay nhà máy về Cty XM Hoàng Thạch. Là nơi sản xuất vật liệu chịu lửa kiềm tính gồm gạch dùng cho lò xi măng, thép và thủy tinh nhưng sản phẩm chủ đạo của nhà máy là gạch chịu lửa bền kiềm phục vụ cho các nhà máy XM. Chính vì thế, người ta thường gọi là gạch kiềm tính cho dễ phân biệt với một số loại Việt Nam đã có như cao nhôm, samôt...



Gần 7 năm nuôi dưỡng đứa con không do mình thai nghén, lần tổng kết năm nào gạch kiềm tính cũng lỗ trong báo cáo của XM Hoàng Thạch. Nhiều người đã thẳng thắn phản đối sự tồn tại của nhà máy, cho dù sự phản đối cũng chỉ là những cuộc trao đổi chân thành bên ngoài hội nghị. Người cẩn thận thử đặt câu hỏi tại sao một nhà máy thua lỗ đến gần 10 năm mà vẫn để tồn tại. Giám đốc XM Hoàng Thạch Đào Ngọc Bình thời khắc ấy chỉ cười cười và nói “con mình đẻ ra không nuôi được người ta chê nó đi một nhẽ, đã nhận con người khác thì phải nuôi cho nó sống được mới mong hết lời ong ve…”. Thế mới biết, cuộc chuyển giao từ VIGLACERA sang VICEM nhọc nhằn đến thế nào.

Ngập trong gian khó

Mặc dù là nhà máy sản xuất gạch kiềm tính duy nhất ở Việt Nam thời đó nhưng nhà máy không có cơ may “một mình một chợ” bởi ngay từ lúc đi vào vận hành nó phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc và châu Âu. Chưa có chỗ đứng, chưa thâm nhập được thị trường… khiến gạch kiềm tính chưa một lần sản xuất hết công suất là thực tế tồn tại trong nhiều năm. Là mặt hàng có niên hạn sử dụng ngắn và không phải “của để dành”, thường thời hạn sử dụng chỉ vẻn vẹn trong vòng 6 tháng đến 1 năm, nhà máy sản xuất theo đơn đặt hàng hoặc sản xuất cầm chừng cho mục tiêu tiếp thị bán sản phẩm, chi phí sản xuất tăng cao. Không chỉ có vậy, nhiều năm trước đây chưa mấy ai “tin dùng” bởi chi phí mua gạch xây lò không lớn nếu tính trên đầu tấn XM nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến vận hành lò quay đến sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, bất cứ sự cố nào dẫn đến dừng lò thì thiệt hại là không nhỏ từ vài trăm triệu thậm chí nhiều tỷ đồng. Đó cũng là lý do luôn chính đáng để các nhà máy XM không dễ dám dùng hoặc chỉ dùng thử xem sao.

Bán được gạch đã khó, người mua “nơm nớp” lo một thì nhà sản xuất lo đến mười. Khó bán hàng, nguyên liệu phải nhập ngoại hoàn toàn, đến cái khuôn gạch cũng vài trăm triệu đồng. Mua về thì tiền tươi thóc thật, bán ra thì lúc được lúc không.

Của nhà làm ra, ai sử dụng?

Giám đốc Nguyễn Đình Truyền nhớ lại ngày làm việc với XM Nghi Sơn để bán hàng, khách hàng thẳng thắn: “Ông chỉ cho tôi ông nào trong TCty dùng gạch kiềm tính, khi nào dừng lò bảo tôi đến xem... tôi sẽ xem xét sử dụng. Khi trong nhà chưa tin, chúng ta không có cơ hội đàm phán đâu nhé”. Đó chỉ là một ví dụ điển hình trong muôn vàn cái khó khiến cơ hội tiếp cận thị trường của sản phẩm rất khó khăn. Thời đó, đến như các đơn vị trong VICEM còn dè chừng, thậm chí có đơn vị còn nhất định không mua. Sau nhiều lần hội nghị hội thảo tranh luận, lãnh đạo VICEM chỉ đạo các đơn vị thành viên phải tăng tỷ lệ dùng gạch kiềm tính Việt Nam, thế nhưng “có sự cố lò, lãnh đạo TCty có chịu trách nhiệm không”. Để đưa ra một lý do đủ thuyết phục vì sao không dùng gạch nội thì chẳng dễ gì có được bởi cái lý cái tình đâu dễ phân minh… Dù chất lượng của gạch kiềm tính Việt Nam được đảm bảo bằng dây chuyền sản xuất và công nghệ tiêu chuẩn châu Âu, nghĩa là tương đương với sản phẩm mà các đơn vị nhập ngoại nhưng “tâm lý tiêu dùng” vẫn đè nặng lên cả “người nhà” lẫn người ngoài.

Trong suốt thời gian nhọc nhằn “vắt sữa nuôi con”, gạch kiềm tính Hoàng Thạch cũng có được những đơn hàng ngoài VICEM ngày càng ổn định với những khách hàng quen thuộc như The VISSAI, Sông Gianh, Hữu Nghị, Lam Thạch, Duyên Hà, Tây Ninh… Nhiều ngàn tấn sản phẩm gạch chịu lửa kiềm tính đã có mặt ở các nhà máy XM cả nước đánh dấu sự khởi đầu nhiều nhọc nhằn nhưng cũng đầy tự hào của người làm gạch kiềm tính trên quê hương quan họ.

Theo baoxaydung

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?