Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

Tăng trưởng trong khó khăn

27/06/2011 10:54:01 AM

Nền kinh tế Hà Nội đã qua nửa chặng đường kế hoạch năm 2011 trong hoàn cảnh chịu áp lực từ nhiều phía, như biến động giá và giảm sút đầu tư, lạm phát, sự thu hẹp của thị trường trong nước… Các doanh nghiệp (DN) dường như khó có cơ hội tăng trưởng. Tuy nhiên, bức tranh kinh tế Thủ đó vẫn có nhiều mảng sáng đáng ghi nhận…


Sản xuất công nghiệp đóng góp mức tăng đáng kể GDP của Hà Nội trong thời gian qua. Ảnh: Bá Hoạt

Sáu tháng qua, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Hà Nội tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước là kết quả nỗ lực của các tổ chức kinh tế. Các chuyên gia nhận định, đây là mức tăng khiêm tốn nhưng vẫn đáng khích lệ, bởi kết quả đạt được trong hoàn cảnh khó khăn chồng chất. Trong đó, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp - xây dựng đạt 10,4%, đóng góp 5,1% vào mức tăng GDP của thành phố. Các DN sản xuất công nghiệp phải đối mặt với những thách thức, như lãi suất ngân hàng cao, khó vay, chi phí nguyên, vật liệu đầu vào tăng cao làm tăng giá thành sản phẩm, giảm năng lực cạnh tranh... Đáng mừng là sản xuất công nghiệp của DN ngoài nhà nước vẫn duy trì nhịp độ khá do nhiều đơn vị mới thành lập nhưng có sự chuẩn bị tốt nên đi vào sản xuất ổn định. Tuy thiếu vốn, quy mô sản xuất nhỏ, song DN tư nhân đã thể hiện rõ sự năng động, phát huy kịp thời lợi thế của bộ máy quản lý gọn nhẹ, linh hoạt trong việc điều hành và thích ứng nhanh với diễn biến mới, sẵn sàng bứt phá khi tình thế chuyển hướng thuận lợi.

Nhờ thực hiện nghiêm túc và quyết liệt sự chỉ đạo của Chính phủ, cộng đồng xã hội và DN thắt chặt mối liên kết giữa hai lực lượng cung - cầu, mang lại kết quả tích cực trong đời sống thương mại. Sáu tháng đầu năm nay, giá trị tăng thêm các ngành thương mại - dịch vụ tăng 8,7% so cùng kỳ, góp 3,9% vào mức tăng GDP. Người tiêu dùng đã ưu tiên mua hàng trong nước thay thế các sản phẩm cao cấp hoặc nhập khẩu để đối phó với lạm phát. Đây là một biểu hiện thiết thực hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Về phía mình, nhiều DN kiên trì áp dụng chương trình khuyến mại, giảm giá nhằm bình ổn giá và chủ động thu hút khách. Việc thành phố vừa tạm ứng hơn 319 tỷ đồng (vốn đợt 1) cho một số DN để dự trữ các nhóm hàng thiết yếu, như gạo tẻ, thịt lợn, thịt gà, vịt, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến... phục vụ mục tiêu bình ổn giá cả thị trường được dư luận đồng tình ủng hộ.

Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 4,259 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ. Một số mặt hàng chủ lực như dệt may, gạo... vẫn tiếp tục đóng góp đáng kể vào thành tựu của nền kinh tế Thủ đô và khẳng định hàng hóa của Hà Nội đang đứng vững tại những thị trường tiềm năng là Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Riêng hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt kết quả rất khả quan, có sự bứt phá mới với tổng vốn đăng ký đạt 875 triệu USD, tăng 6,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn vốn này xuất hiện trong bối cảnh nguồn vốn nội đang được điều chỉnh theo hướng cắt giảm và "kén" dự án, nên thật sự là kênh bổ sung quan trọng, hỗ trợ cho tăng trưởng.

Từ nay đến cuối năm, các quận, huyện, nhất là DN phấn đấu thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Thành phố chỉ đạo các DN tập trung triển khai một số giải pháp, như tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, ưu tiên xuất khẩu, giảm nhập khẩu để khống chế nhập siêu, tăng tỷ lệ sử dụng hàng nội, giảm chi tiêu - thực hành tiết kiệm, đẩy mạnh liên kết và mua bán hàng giữa các DN, kiểm soát thị trường tài chính - tiền tệ... Hà Nội cũng đã khẩn trương rà soát, cắt giảm, giãn tiến độ nhiều dự án. Các sở, ngành, quận, huyện, thị xã cũng rà soát, sắp xếp lại công tác đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách; tạm dừng khởi công các dự án đầu tư xây dựng mới thuộc kế hoạch năm 2011. Các địa phương đã đề xuất đình hoãn, giãn tiến độ của 97 dự án, với kinh phí 119,37 tỷ đồng bố trí cho các dự án dân sinh bức xúc, dự án quan trọng để hoàn thành trong năm 2011. Thành phố cũng tập trung vốn cho các dự án, công trình cấp thiết về hạ tầng phục vụ đời sống dân sinh. Trong đó có việc phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên, nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, người có thu nhập thấp và đẩy nhanh quá trình triển khai một số dự án trọng điểm, như thoát nước và cải tạo các hồ, trạm xử lý nước thải, khu xử lý rác thải... lồng ghép với mục tiêu bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường - cảnh quan. Ngoài ra, một phần không nhỏ trong số vốn ĐTNN mới sẽ được giải ngân, cùng với hoạt động của khối các DN dân doanh sẽ tạo ra năng lực sản xuất mới và nâng cao sức cạnh tranh cho nền kinh tế Thủ đô.

NQ_Theo,Baohanoimoi

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?