Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chân dung

Dự báo một năm sản xuất kinh doanh bớt khó khăn cho các doanh nghiệp vật liệu xây dựng

10/03/2021 10:18:56 AM

Chịu ảnh hưởng không nhỏ của đại dịch Covid-19, tuy nhiên từ cuối năm 2020, thị trường vật liệu xây dựng đón nhận tín hiệu tích cực khi hoạt động kinh doanh có dấu hiệu hồi phục. Hiện đơn hàng của một số doanh nghiệp đang tăng mạnh, dự báo một năm sản xuất kinh doanh bớt khó khăn...

Đơn hàng quay trở lại

Trao đổi với ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho biết, thông tin thị trường đang có những tín hiệu tích cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành xi măng trong năm nay. Hiện giá xuất khẩu đang tăng tương đối tốt, lượng đơn mua hàng lớn, doanh nghiệp cứ có hàng là bán được, ông Cung cho biết.

Với thị trường trong nước, theo đại diện VNCA, tiêu thụ xi măng đang ổn định và dự báo tiếp tục tăng trưởng khá khi đầu tư công được đẩy mạnh; người dân và doanh nghiệp thích ứng tốt hơn để khôi phục sản xuất kinh doanh…
 


Báo cáo VNCA vừa công bố cho thấy, 2 tháng đầu năm 2021, ngành xi măng xuất bán nhiều xi măng và clinker dù có kỳ nghỉ Tết kéo dài. Tổng sản lượng xuất khẩu đạt 5,84 triệu tấn, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2020, trị giá 214 triệu USD, tăng 6,6%.

Tín hiệu tốt từ thị trường cũng đang là tin vui với doanh nghiệp ngành thép. Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát cho biết, về xuất khẩu, thép Hòa Phát tiếp tục nhận được sự quan tâm lớn từ các thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia… Đặc biệt, các đối tác Mỹ đã đặt hàng trở lại với khối lượng lớn.

Vừa qua, Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen cũng “mở hàng” năm 2021 bằng những lô hàng tôn mạ có giá trị lớn xuất khẩu đi Mỹ, Mexico, châu Âu, Đông Nam Á… Sản lượng xuất khẩu của Tập đoàn hiện đã vượt mốc 100.000 tấn/tháng.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, 2 tháng qua, xuất khẩu sắt thép ghi nhận mức tăng chưa từng có, đạt 1,568 triệu tấn, trị giá 1,123 tỷ USD, tăng 71,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Vẫn còn nhiều khó khăn

Triển vọng thị trường tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây dựng khá tích cực, nhưng ông Cung vẫn bày tỏ lo ngại, hiện các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng đang đứng trước khó khăn do chi phí vận chuyển tăng cao. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, chi phí vận chuyển hàng hóa tăng buộc doanh nghiệp phải tính toán cẩn trọng hơn để tránh bị thua thiệt. Đây là khó khăn chung của các doanh nghiệp ngành xi măng.

Tương tự, các doanh nghiệp ngành thép cũng đang phải chống chọi với chi phí vận chuyển hàng hóa tăng cao. Bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu thép còn phải đối mặt với các khó khăn khác. Một loạt hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực như: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA); Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA), nhưng chưa nhiều doanh nghiệp có thể tăng nhanh xuất khẩu sang EU và Anh, bởi đây vẫn là các thị trường yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm hàng hóa, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết.

Số liệu của VSA cho thấy, EVFTA đã đi vào thực thi từ ngày 1/8/2020, nhưng lượng sắt thép xuất khẩu sang EU vẫn còn khiêm tốn, thậm chí năm 2020 còn sụt giảm 19% so với năm 2019, đạt gần 180 triệu USD. Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu, hiện xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á chiếm 55% tổng lượng xuất khẩu và 57,8% kim ngạch, thị trường các nước châu Âu mới chỉ đạt 4,15% tổng lượng xuất khẩu.

Chưa kể, hiện doanh nghiệp ngành thép còn phải đối phó với nhiều vụ điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép.

Trước bối cảnh ấy, nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đang tích cực đầu tư máy móc để cải tiến sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành… nhằm tiến ra “sân chơi” lớn. Ngoài ra, tìm cách hóa giải khó khăn trong vấn đề vận chuyển hàng hóa nhằm tiết giảm chi phí.
 

ximang.vn (TH/ Đấu thầu)

 

Các tin khác:

Doanh nghiệp thép cần chuẩn bị tốt để nắm bắt cơ hội cạnh tranh ()

Doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát kỳ vọng vào sự phục hồi của ngành xây dựng ()

Bức tranh doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng sau năm Covid-19 đầu tiên ()

Vicem Hoàng Thạch vừa phòng, chống dịch bệnh vừa ổn định sản xuất kinh doanh ()

Vicem Bút Sơn vượt qua dịch Covid-19 hoàn thành mục tiêu đề ra ()

Vicem Bỉm Sơn tiếp tục duy trì ưu thế trên thị trường ()

Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái đẩy mạnh sản xuất ngay từ đầu năm ()

Quý IV: Vicem Bút Sơn báo lỗ do nhu cầu sụt giảm mạnh ()

Năm 2020: Xi măng Hà Tiên 1 báo lãi ròng hơn 615 tỷ đồng ()

Nâng cao hiệu quả xuất khẩu - Bài toán cho các doanh nghiệp xi măng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?