Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chân dung

Doanh nghiệp xi măng cần tận dụng triệt để nguồn tài chính ưu đãi cho mục tiêu Net Zero

11/12/2024 8:30:53 AM

» Để góp phần đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050, ngành Xi măng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức liên quan đến chi phí sản xuất như: chi phí đổi mới công nghệ, chi phí kiểm kê khí nhà kính, các chi phí thực hiện MRV… Để hiện thực hóa mục tiêu này, các doanh nghiệp cần tận dụng triệt để nguồn lực tài chính ưu đãi, tận dụng ưu đãi từ chính sách thuế.

Xi măng là ngành khi xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU thuộc đối tượng chịu sự điều chỉnh của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Cơ chế này hiện giờ chưa thu bất kỳ khoản tiền nào, mới chỉ thực hiện báo cáo dấu chân carbon. Nhưng bắt đầu từ ngày 01/01/2026, theo quy định bắt buộc của CBAM, các doanh nghiệp phải thực hiện tính giá chênh lệch về quyền phát thải carbon trong một đơn vị sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU.

Trước quy định này, không ít ý kiến chuyên gia trong ngành Xi măng cho rằng, việc áp dụng cơ chế CBAM đối với xi măng cần được quan tâm nhưng không đáng lo ngại, bởi nhiều năm qua, sản lượng xuất khẩu xi măng của Việt Nam vào trường EU mới chỉ đạt khoảng 2% tổng lượng xi măng xuất khẩu.

Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là ngoài thị trường các nước EU, hiện nay các thị trường như Nhật Bản, Mỹ hay Singapore cũng áp dụng cơ chế tương tự như cơ chế CBAM. Vậy nên, xu thế của các quốc gia hiện nay sẽ xây dựng các cơ chế tương tự như cơ chế CBAM và cũng sẽ áp dụng đối với những sản phẩm trong quá trình sản xuất tạo ra nhiều lượng phát thải khí nhà kính.
 

Trong nước, ngành Xi măng cũng là một trong những lĩnh vực phải áp hạn ngạch phát thải khí nhà kính. Vì thế, dù có xuất khẩu sản phẩm hay tiêu thụ sản phẩm trong nước thì chi phí sản xuất của với ngành Xi măng vẫn là vấn đề rất lớn.

Hiện, ngành Xi măng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, dưới góc nhìn tài chính, đó không chỉ là thách thức liên quan đến chi phí đổi mới công nghệ sản xuất, mà còn bao gồm cả những chi phí liên quan đến tuân thủ như: chi phí kiểm kê khí nhà kính theo yêu cầu, các chi phí liên quan đến thực hiện MRV (giám sát/đo đạc, báo cáo và thẩm định những cam kết hay hành động giảm nhẹ thích hợp), những nội dung này có những khó khăn nhất định về kỹ thuật và đào tạo…

Các chuyên gia khuyến nghị, thứ nhất, trong quá trình xây dựng các chiến lược cũng như các kế hoạch sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp xi măng cần tính đến tất cả những xu hướng phát triển trên thế giới như hướng chuyển dịch xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và nền kinh tế tuần hoàn… để đáp ứng chiến lược dài hạn, phù hợp với yêu cầu của từng quốc gia trên thế giới.

Thứ hai, doanh nghiệp cần cập nhật những quy định của pháp luật, hiểu rõ, hiểu đúng quy định của pháp luật liên quan đến các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp; các hướng dẫn kỹ thuật phải thực thi trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; hiểu đúng quyền lợi của doanh nghiệp…

Thứ ba, doanh nghiệp phải khai thác triệt để và tận dụng tối đa nguồn lực tài chính có tính ưu đãi như kênh hỗ tín dụng trợ đầu tư của Nhà nước, hay thông qua Cơ chế Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) khoản vốn tài trợ lên tới 15 tỷ USD cho các doanh nghiệp Việt Nam trong vấn đề chuyển đổi xanh…

Hiện nay, hệ thống chính sách thuế của Nhà nước đều có ưu đãi nhất định cho các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Hay theo quy định trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, các khoản thu nhập từ việc bán tín chỉ carbon, đối với các doanh nghiệp tạo ra thị trường carbon, thì không phải tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) đã trình lên Quốc hội quy định theo hướng mở rộng thêm đối tượng không phải tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ việc bán hạn ngạch phát thải khí nhà kính. Hơn hết, doanh nghiệp cũng cần theo sát diễn biến thị trường và nắm vững quy luật phát triển của thị trường. 

ximang.vn (TH/ TC Xây dựng)

 

Các tin khác:

Xi măng Công Thanh đang tìm cách thoát khỏi tình trạng thua lỗ ()

Doanh nghiệp VLXD kỳ vọng hưởng lợi từ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam ()

Công ty CP Sản xuất VLXD Cao Bằng tiêu thụ tăng cao dịp cuối năm ()

Hà Nam: Tiêu thụ chậm, doanh nghiệp vật liệu xây dựng gặp khó ()

DN kiến nghị thay đổi thời gian hiệu lực Thông tư liên quan đến chất lượng VLXD ()

Chuyển đổi số tại Xi măng Tân Quang tạo đà phát triển bền vững ()

Nhiều doanh nghiệp gặp khó vì khan hiếm vật liệu xây dựng ()

Norcem Yên Bình đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh ()

Doanh thu không bù đắp nổi chi phí cho doanh nghiệp xi măng ()

Kết quả kinh doanh của Vicem Bút Sơn không mấy khả quan ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner kluber
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Hội thảo "Xi măng vượt ngoài carbon - Mở rộng tiềm năng"

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, năm 2025 sẽ có những nhân tố nào ảnh hưởng mạnh đến thị trường xi măng?