Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chuyên đề xi măng

Xu hướng sử dụng kính xây dựng các hộ gia đình tại Hà Nội và các tỉnh lân cận (P3)

07/04/2021 10:03:34 AM

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá xu hướng sử dụng kính xây dựng của các hộ gia đình tại Hà Nội và các tỉnh lân cận ở Việt Nam. Đa số các thương hiệu được mua và sử dụng hiện tại vẫn là các thương hiệu của Việt Nam, sản phẩm kính được sử dụng hiện tại cũng được đánh giá tốt cả về chất lượng sản phẩm, giá và dịch vụ hỗ trợ đi kèm. Tuy nhiên, một số thương hiệu nước ngoài cũng đang có lợi thế lớn (như Euro Windows), kính Trung Quốc, Đài Loan… tạo sức cạnh tranh không nhỏ với các thương hiệu của Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của kính xây dựng Việt Nam.



Trước năm 1975, ở miền Bắc chưa có nhà máy kính lớn, chủ yếu là các cơ sở sản xuất thuỷ tinh dân dụng. Kính xây dựng được nhập từ Liên Xô, Trung Quốc và các nước Xã hội chủ nghĩa khác.

Sự phát triển của nền kinh tế đã kéo theo sự phát triển của nhiều ngành trong đó có kính xây dựng. Với sự giúp đỡ của Liên Xô, tháng 4 năm 1980, nhà máy Kính Đáp Cầu (Bắc Ninh) chính thức vào sản xuất những mét vuông kính đầu tiên. Đây là nhà máy kính được sản xuất theo công nghệ kéo đứng có thuyền, công suất 2,3 triệu m2 quy tiêu chuẩn/năm với hai máy kéo.

Vào thời điểm đầu những năm 90 của thế kỷ trước, nhà máy Kính Đáp Cầu được đánh giá là nhà máy hiện đại với công nghệ sản xuất tự động hóa cao, sản phẩm sản xuất được người tiêu dùng đón nhận. Mặc dù sản phẩm kính kéo đứng có độ phẳng không cao, gợn sóng nhiều nhưng sản phẩm sản xuất ra đều tiêu thụ hết nhờ cung nhỏ hơn cầu và thị hiếu hầu hết người tiêu dùng chưa cao.

Từ năm 2005, thị trường kính chịu sự cạnh tranh khốc liệt hơn. Thị trường kính sôi động có sự tham gia của cả các đơn vị lâu đời như kính Đáp Cầu, hiện tại còn nhiều đơn vị sản xuất khác như kính Việt Nhật; Tổng Công ty Thủy tinh và Gốm Xây dựng Viglacera; Kính nổi Chu Lai; Kính Cẩm Phả; Kính Kỳ Anh; Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Kính Việt Hưng… Ngoài ra, còn nhiều hãng kính đến từ Trung Quốc và châu Âu khác. Các thương hiệu được hộ gia đình biết đến và sử dụng nhiều nhất hiện tại như sau:
 
Hình 6. Các thương hiệu kính được biết đến và sử dụng

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát, năm2020.
 
Các thương hiệu được người tiêu dùng biết đến nhiều nhất là Euro Windows (27,3%); Đáp Cầu (23,4%); Việt Nhật và Viglacera (cùng 20%). Nhu cầu về sử dụng kính xây dựng hiệu tại chủ yếu để làm cửa nên việc lựa chọn Euro Windows - đơn vị chuyên cung cấp sản phẩm cửa kính - là điều dễ hiểu. Thêm vào đó, trong một thời gian dài, cửa kính Euro Windows được quảng bá rất nhiều, độ nhận biết cũng rộng rãi hơn so với các hãng sản xuất ở Việt Nam - chưa chú trọng nhiều vào vấn đề quảng cáo. Các hãng kính khác được biết đến có thể kể đến như Hải Long, châu Á, Hồng Phúc, Việt Pháp, Chu Lai, Havaco,… Các hãng kính nước ngoài có thể kể đến Xingfa, Fendi, Austdoor và một số loại kính của Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan.

Về sử dụng, các thương hiệu được sử dụng nhiều khá tương đồng với mức độ được biết đến trừ trường hợp của kính Đáp Cầu, mặc dù mức độ được biết đến chỉ đứng sau Euro Windows nhưng lại ít được các hộ gia đình sử dụng hơn so với kính Việt Nhật và Vigalcera (12,5% số hộ lựa chọn trong khi kính Đáp Cầu là 10,4%). Một số loại kính được hộ gia đình ở Hà Nội và miền Bắc sử dụng nhiều còn có Hồng Phúc, Á Châu, Hải Long (khoảng 7 - 10% hộ lựa chọn).
 
(ThS. Vũ Thu Trang, Diễn đàn Phát triển Việt Nam; PGS.TS. Lê Trung Thành, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân)
ximang.vn

 

Các tin khác:

Xu hướng sử dụng kính xây dựng các hộ gia đình tại Hà Nội và các tỉnh lân cận (P2) ()

Xu hướng sử dụng kính xây dựng các hộ gia đình tại Hà Nội và các tỉnh lân cận (P1) ()

Xu hướng phát triển ngành sản xuất VLXD trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 (P3) ()

Xu hướng phát triển ngành sản xuất VLXD trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 (P2) ()

Xu hướng phát triển ngành sản xuất VLXD trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 (P1) ()

Xu hướng phát triển của vật liệu kính và xi măng ở Việt Nam (P3) ()

Xu hướng phát triển của vật liệu kính và xi măng ở Việt Nam (P2) ()

Xu hướng phát triển của vật liệu kính và xi măng ở Việt Nam (P1) ()

Sự thay đổi về VLXD ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 (P5) ()

Sự thay đổi về VLXD ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 (P4) ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?