(ximang.vn) Theo các chuyên gia, giá điện tăng cùng thời điểm tăng lương gây ảnh
hưởng nhiều nhất tới các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp nặng -
lĩnh vực sử dụng nhiều điện năng. Tuy nhiên, về mức độ ảnh hưởng chính
xác tới mỗi ngành thì cần có thêm thời gian để tính toán kỹ lưỡng.
Điện là sản phẩm vừa sử dụng trong tiêu dùng vừa trong sản xuất. Việc tăng giá điện tác động trực tiếp đến hầu hết các ngành sản xuất - kinh doanh do các ngành đều sử dụng điện làm chi phí đầu vào, bởi việc tăng giá điện làm tăng chi phí đầu vào của các ngành sản xuất, kinh doanh và tác động tới tăng trưởng kinh tế.
Với ngành xi măng, bình quân mỗi tấn xi măng sản xuất phải sử dụng 65 - 72 kwh, chi phí điện chiếm từ 10 - 13% giá thành. Hiện tại, các nhà máy sản xuất xi măng hàng đầu ở Việt Nam đã cải tiến dây chuyền công nghệ hiện đại và chuyển sang sản xuất vào ban đêm để giảm chi phí điện.
Theo tính toán sơ bộ, giá điện tăng sẽ làm tăng giá sản xuất của ngành luyện thép thêm 0,7 - 1%, đẩy giá thép tăng khoảng 55.000 đến 70.000 đồng/tấn. Thống kê sơ bộ cho thấy, trong ngành thép, điện chiếm 6 - 7% chi phí trong giá thành sản xuất phôi thép. Ngành sản xuất thép vốn đã khó khăn do giá thép trong nước và thế giới gần đây giảm, thị trường cạnh tranh gay gắt bởi cung đã vượt cầu tới 50%.
![]()
Giá điện tăng gây ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp
Với lĩnh vực hóa chất, giá điện tăng 7,5% sẽ đẩy giá thành sản xuất của ngành hóa chất tăng 0,85%. Ngành Hóa chất cho biết khối sản xuất hóa chất cơ bản và khí công nghiệp sẽ chịu tác động mạnh nhất. Ngành sản xuất khí công nghiệp như ôxy, nitơ và một số hóa chất cơ bản như sút, phốt pho vàng và clo sẽ chịu tăng chi phí nhiều nhất. Ít chịu ảnh hưởng hơn là nhóm ngành khai thác và tuyển khoáng như apatít. Chi phí sản xuất phân bón được đánh giá là sẽ tăng chi phí từ 0,3% đến 1,5%.
Đối với ngành dệt-may, mặc dù chi phí điện trong giá thành không lớn, nhưng lại là ngành có lợi nhuận không cao, lao động nhiều (chủ yếu là lao động nữ) nên việc tăng 7,5% giá điện sẽ ảnh hưởng đến cải thiện đời sống của người lao động, bởi doanh nghiệp có thể chuyển phần chi phí sản xuất tăng sang thu nhập của người lao động.
Với các doanh nghiệp gia công xuất khẩu, giá điện tăng sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận bởi khách hàng khó chấp nhận việc chi phí tăng do giá điện.
Với lĩnh vực tài chính, cụ thể là tại các sàn giao dịch chứng khoán, 1 tuần sau khi giá điện tăng giá cổ phiếu có xu hướng giảm điểm trên diện rộng, một trong những nguyên nhân được cho là sự e dè của nhà đầu tư trước khả năng DN sẽ chịu thêm gánh nặng chi phí đầu vào từ việc điện, xăng dầu đồng loạt tăng giá. Tuy nhiên, ảnh hưởng thực sự tới thị trường chứng khoán về lâu dài là kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, không phải mọi ngành sản xuất đều bị ảnh hưởng. Ví dụ các doanh nghiệp sản xuất gạch không nung cho biết họ sẽ không tăng giá bán bởi ngoài việc mức độ ảnh hưởng của việc tăng giá điện tới ngành hầu như không có, thì chi phí đầu vào và tiêu thụ gạch không nung tương đối ổn định. Với các doanh nghiệp vận tải cũng vậy, giá điện tăng ít ảnh hưởng tới chi phí của họ.
Với ngành xi măng, bình quân mỗi tấn xi măng sản xuất phải sử dụng 65 - 72 kwh, chi phí điện chiếm từ 10 - 13% giá thành. Hiện tại, các nhà máy sản xuất xi măng hàng đầu ở Việt Nam đã cải tiến dây chuyền công nghệ hiện đại và chuyển sang sản xuất vào ban đêm để giảm chi phí điện.
Theo tính toán sơ bộ, giá điện tăng sẽ làm tăng giá sản xuất của ngành luyện thép thêm 0,7 - 1%, đẩy giá thép tăng khoảng 55.000 đến 70.000 đồng/tấn. Thống kê sơ bộ cho thấy, trong ngành thép, điện chiếm 6 - 7% chi phí trong giá thành sản xuất phôi thép. Ngành sản xuất thép vốn đã khó khăn do giá thép trong nước và thế giới gần đây giảm, thị trường cạnh tranh gay gắt bởi cung đã vượt cầu tới 50%.

Giá điện tăng gây ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp
Với lĩnh vực hóa chất, giá điện tăng 7,5% sẽ đẩy giá thành sản xuất của ngành hóa chất tăng 0,85%. Ngành Hóa chất cho biết khối sản xuất hóa chất cơ bản và khí công nghiệp sẽ chịu tác động mạnh nhất. Ngành sản xuất khí công nghiệp như ôxy, nitơ và một số hóa chất cơ bản như sút, phốt pho vàng và clo sẽ chịu tăng chi phí nhiều nhất. Ít chịu ảnh hưởng hơn là nhóm ngành khai thác và tuyển khoáng như apatít. Chi phí sản xuất phân bón được đánh giá là sẽ tăng chi phí từ 0,3% đến 1,5%.
Đối với ngành dệt-may, mặc dù chi phí điện trong giá thành không lớn, nhưng lại là ngành có lợi nhuận không cao, lao động nhiều (chủ yếu là lao động nữ) nên việc tăng 7,5% giá điện sẽ ảnh hưởng đến cải thiện đời sống của người lao động, bởi doanh nghiệp có thể chuyển phần chi phí sản xuất tăng sang thu nhập của người lao động.
Với các doanh nghiệp gia công xuất khẩu, giá điện tăng sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận bởi khách hàng khó chấp nhận việc chi phí tăng do giá điện.
Với lĩnh vực tài chính, cụ thể là tại các sàn giao dịch chứng khoán, 1 tuần sau khi giá điện tăng giá cổ phiếu có xu hướng giảm điểm trên diện rộng, một trong những nguyên nhân được cho là sự e dè của nhà đầu tư trước khả năng DN sẽ chịu thêm gánh nặng chi phí đầu vào từ việc điện, xăng dầu đồng loạt tăng giá. Tuy nhiên, ảnh hưởng thực sự tới thị trường chứng khoán về lâu dài là kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, không phải mọi ngành sản xuất đều bị ảnh hưởng. Ví dụ các doanh nghiệp sản xuất gạch không nung cho biết họ sẽ không tăng giá bán bởi ngoài việc mức độ ảnh hưởng của việc tăng giá điện tới ngành hầu như không có, thì chi phí đầu vào và tiêu thụ gạch không nung tương đối ổn định. Với các doanh nghiệp vận tải cũng vậy, giá điện tăng ít ảnh hưởng tới chi phí của họ.
Văn Mạnh - ximang.vn