Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

EVN chưa trình Bộ Công Thương phương án tăng giá điện

12/09/2011 9:04:05 AM

Trước các thông tin về việc EVN đề xuất Bộ Công Thương được tăng giá điện trong tháng 9 để đảm bảo cân bằng tài chính, bù đắp khoản thua lỗ năm 2010, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, Phó TGĐ phụ trách tài chính EVN - ông Đinh Quang Tri.

Ông Tri - khẳng định: Tình hình tài chính của EVN hiện khá khó khăn, thua lỗ là có. Tuy nhiên, tập đoàn đang dự trù các phương án tăng giá và tại thời điểm hiện tại vẫn chưa có văn bản chính thức trình Bộ Công Thương.


EVN cho rằng, nếu người dân có ý thức tiết kiệm điện thì là giải pháp tốt nhất để giảm áp lực lên hệ thống điện. Ảnh: Giang Huy

Tại hội nghị tổng kết quy hoạch điện VI do Bộ Công Thương tổ chức, ông Dương Quang Thành - Phó TGĐ EVN - cho biết thực trạng thiếu vốn để đầu tư các công trình điện và chính thức đề nghị Bộ Công Thương cho phép EVN điều chỉnh giá điện ngay trong tháng 9 này. Ông có thể cho biết cụ thể đề xuất của EVN ra sao?

Nếu theo tính toán nguồn vốn đầu tư cần huy động để thực hiện tổng sơ đồ điện VI thì cố gắng lắm EVN mới chỉ có thể thu xếp được khoảng 1/3 nhu cầu vốn (dự kiến tính đến năm 2015). Ngay trong năm 2011 này, trong tổng nguồn vốn đầu tư dự kiến lên tới khoảng 69.000 tỉ đồng, sau khi cân đối tất cả các nguồn vốn như vốn khấu hao, lợi nhuận, vốn cổ phần hóa; vốn vay thương mại trong và ngoài nước, vốn ODA... thì vẫn còn thiếu khoảng 18.000 tỉ đồng chưa có nguồn để vay. Riêng nguồn khấu hao, chỉ cân đối được 5%. Đặc biệt là nguồn vốn đối ứng, theo quy định của các bên cho vay, EVN phải có 15% vốn tự có để đối ứng cho các khoản vay, nhưng nhiều dự án EVN loay hoay cả năm trời vẫn không lo được.

Dự án Duyên Hải 1 vừa rồi thu xếp được 10% vốn đối ứng, còn thiếu 5%; các dự án như Duyên Hải  3, Vĩnh Tân 2 hiện vẫn chưa có vốn đối ứng nên khoản vay cũng chưa được giải ngân. Mới rồi, chúng tôi có văn bản kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, đối với các dự án điện cấp bách, Bộ Tài chính cho phép EVN được vay nguồn vốn đối ứng này để thực hiện, Bộ Tài chính cho rằng nếu thế thì dự án vay 100% có khả thi không? Hiện chúng tôi đang là con nợ lớn của Tập đoàn Dầu khí (PVN) và Tập đoàn CN Than - Khoáng sản (TKV) với khoản nợ lên tới 10.000 tỉ đồng. Chúng tôi báo cáo Chính phủ, trong điều kiện EVN còn khó khăn, phải ưu tiên trả nợ các khoản vay nước ngoài đã đến hạn trước (hiện mỗi năm EVN trả nợ cả gốc và lãi là khoảng 4.000-5.000 tỉ đồng/năm). Trường hợp chúng tôi được tăng giá điện thì khoản chênh lệch tăng giá chúng tôi sẽ tập trung trả nợ cho PVN và TKV, sẽ ghi nợ theo từng đợt cho đến khi trả hết. Chứ hiện nay thì chúng tôi không thể cân đối được nguồn nào để trả nợ.

Tại thời điểm 1.6, ông cho rằng chưa thể tăng giá điện theo Quyết định 24 vì còn chờ thông tư hướng dẫn việc điều chỉnh giá điện theo các thông số đầu vào, ông có cho rằng, nếu giá điện được EVN trình trong tháng 9 sẽ là “ngòi nổ” để CPI lại tiếp tục tăng mạnh, gây sức ép lên lạm phát?

Quyết định 24 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường có hiệu lực từ 1.6, nhưng thông tư 31 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện điều chỉnh giá điện theo các thông số đầu vào vừa ban hành ngày 19.8, có hiệu lực từ 1.9, nghĩa là nếu EVN có tính toán thì cũng không kịp để thực hiện việc tăng giá điện từ 1.9. Hằng tháng EVN đều có các số liệu tính toán biến động của các thông số đầu vào cơ bản như quy định tại thông tư 31, theo đó, trên cơ sở  của 3 thông số đầu vào cơ bản là tỉ giá, giá nhiên liệu và cơ cấu sản lượng điện phát của 3 tháng liên tiếp, nếu tăng trong phạm vi 5% thì EVN báo cáo Bộ Công Thương và được phép điều chỉnh. Nếu tăng trên 5%, EVN có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính thẩm định trình Chính phủ phê duyệt.

Hiện tại, các thông số đầu vào cơ bản đều đã tăng trên 5%, như tỉ giá tăng khoảng 6%, nhiên liệu đang tăng giá mạnh, cơ cấu sản lượng điện phát thì trong tháng 9 và tháng 10 tới, do có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lớn hệ thống khí Nam Côn Sơn và PM3 - Tây Nam, nên nhiều khả năng EVN phải đổ dầu để chạy sẽ ngốn tới 4.000 tỉ đồng lỗ do chạy dầu. Nhưng phương án giá điện như thế nào chúng tôi phải tính, thay vì 3 tháng tăng ở mức 5% hay tăng luôn 15-20%? Thực lòng, chúng tôi không muốn phải tăng giá điện, chúng tôi là DN duy nhất muốn bán được càng ít điện càng tốt vì nếu càng dùng nhiều, áp lực đầu tư càng lớn, mà nguồn vốn thì không có. Trong bối cảnh khó khăn, nếu người dân có ý thức tiết kiệm trong tiêu dùng điện thì là giải pháp tốt nhất để giảm áp lực lên hệ thống điện.

Nói như vậy thì người tiêu dùng chỉ còn lựa chọn duy nhất là trả tiền điện giá cao, bằng không sẽ thiếu điện? Vì sao cho đến bây giờ EVN vẫn chưa thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc tái cơ cấu ngành điện để có cạnh tranh thực sự, từ đó, giá điện sẽ theo thị trường, có tăng, có giảm?

Không phải chúng tôi không muốn tái cơ cấu ngành điện. Nhưng vấn đề là tái cơ cấu rồi thì ai sẽ lo đảm bảo điện cho nền kinh tế, ở các nước đã có tình trạng do thị trường điện cạnh tranh mà các DN liên kết độc quyền, đẩy giá điện lên cao. Chúng tôi vừa kiến nghị Chính phủ sớm cho phép EVN thành lập các Genco (gọi là các TCty phát điện độc lập), tách ra khỏi EVN để tổng lực được nhiều nguồn vốn cho ngành điện. EVN sẽ chỉ nắm khâu truyền tải, nghĩa là hạ tầng dùng chung, anh nào “chạy xe” phải trả tiền. Nhưng thực tế thì 4 năm nay chưa thể tái cơ cấu được. Vì còn một cục nợ đấy, nếu tách ra anh nào gánh. Thực ra chúng tôi rất muốn nhiều nhà đầu tư làm điện để cùng chia sẻ với EVN, chứ không phải chúng tôi muốn ôm. Nếu giá điện đủ để tái đầu tư và có lãi, thì nhiều DN đã vào làm, nhưng vì giá điện thấp nên khó thu hút đầu tư. Sau đợt điều chỉnh giá điện từ 1.3.2011, đến nay, tính cả trượt giá thì giá điện bình quân bán đến người sử dụng mới đạt 1.242đ/kWh (tương đương khoảng 5,94 cent/kWh), trong khi có những thời điểm chúng tôi phải đổ dầu vào chạy, giá 1kWh lên tới 6.000 đồng. Với 4.000 tỉ đồng lỗ trong 1 tháng ngừng khí, chạy dầu, EVN vẫn chưa có nguồn để cân đối.

Cảm ơn ông!


Theo laodong

 

Các tin khác:

Viglacera Đáp Cầu ra mắt nhiều mẫu kính cán hoa văn mới ()

Khánh thành Viện Nghiên cứu Phát triển & Trường Cao đẳng nghề Viglacera ()

Cổ phần hoá Cosevco làm 'bốc hơi' vốn nhà nước? ()

Họp báo giới thiệu triển lãm VIETBUILD 2011 ()

Giải bài toán nhập khẩu thạch cao ()

Cuối năm 2015, các nhà máy phải là công nghệ lò quay ()

Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 ()

Xây dựng các nhà máy xi măng mới: Phải phù hợp với quy hoạch ()

Xuống nước thành công tàu chở xi măng 16.800 tấn ()

Giá xăng dầu giảm từ 300 - 500 đồng/lít ()

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?