Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Giải bài toán nhập khẩu thạch cao

06/09/2011 7:56:14 AM

Thạch cao là nguyên liệu quan trọng cho ngành xây dựng. Nhu cầu về thạch cao rất lớn nhưng nước ta vẫn đang phải nhập khẩu hoàn toàn nguồn nguyên liệu này. Trong khi đó, nguồn thạch cao nhân tạo có thể thu được từ các nhà máy nhiệt điện lại đang bị bỏ phí. Xoay quanh vấn đề này, báo Xây dựng có cuộc trao đổi với ông Lê Thế Ngọc – Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng).



Khử SO3 thải ra ở ống khói nhà máy sử dụng than đốt có hàm lượng S lớn sẽ tạo ra FDG

Xin ông cho biết nguồn nguyên liệu tự nhiên để sản xuất thạch cao ở nước ta như thế nào?

Thạch cao tự nhiện ở Việt Nam hiện có rất ít (gần như không có). Thạch cao là nguyên liệu quan trọng cho ngành xây dựng, được dùng để sản xuất xi măng, sản xuất tấm trần, tấm tường, sản xuất bê tông khí chưng áp và cho nhiều ngành công nghiệp khác. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng thạch cao của Việt Nam ngày càng cao. Nhưng hiện tại, hầu hết thạch cao tại Việt Nam vẫn phải nhập khẩu. Thạch cao dùng cho sản xuất xi măng hoàn toàn phải nhập khẩu từ các nước Lào, Thái lan, Malaisia, Trung Quốc. Thạch cao làm tấm trần, tấm tường nhập khẩu từ Thái Lan và thạch cao này được thu từ FDG. Thạch cao lại là thành phần không thể thiếu đối với nhiều ngành sản xuất vật liệu chủ lực của quốc gia như xi măng, vật liệu không nung… Những mặt hàng này liên quan đến lĩnh vực phát triển bất động sản, phát triển đô thị và đầu tư công nghiệp, ảnh hưởng đến sự ổn định của các chiến lược phát triển kinh tế. Việc phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu có thể ảnh hưởng đến tính ổn định của các chiến lược phát triển và tốn kém một khoản ngoại tệ.

Xin ông giải thích rõ hơn về thạch cao FDG và quá trình tạo thành FDG như thế nào?

Thạch cao FDG (viết tắt của cụm từ Flue-Gas Desulfurization Gypsum) là sản phẩm của quá trình khử SO3 thải ra ở ống khói nhà máy sử dụng than đốt có hàm lượng lưu huỳnh (S) lớn như nhà máy nhiệt điện than, nhà máy sản xuất hoá chất...Thạch cao FDG được tạo bằng cách sử dụng đá vôi siêu mịn (dạng hồ lỏng hấp thụ SO3), theo một quá trình công nghệ. Phần thạch cao tạo ra ở dạng tinh thể, tồn tại ở dạng huyền phù rắn (thạch cao phân tán đều trong nước). Thạch cao được tách ra bằng cách tách nước nhờ các thiết bị như: cyclon tách nước; thùng ly tâm hoặc băng lọc chân không. Các bánh thạch cao thường chứa một lượng nước nhất định, khoảng 10%; đặc tính của loại thạch cao này là độ tinh khiết cao (hàm lượng calcium sulfate dyhidrate cao) và màu sắc hơi đục.

Độ mịn và hình dáng tinh thể thạch cao là một chỉ số hết sức quan trọng cho việc sử dụng để sản xuất tấm thạch cao và có thể phải qua các bước xử lý giảm tác hại. Chất lượng thạch cao luôn là mối quan tâm hàng đầu. Các vấn đề luôn đáng tập trung quan tâm đó là độ pH của vật liệu; hàm lượng Clo; và một số trường hợp là tro bay và các bon chưa cháy hết lẫn vào.



Trên thế giới công nghệ này được áp dụng như thế nào? Hiện tại, ở Việt Nam có cơ sở nào sản xuất thạch cao FDG chưa, thưa ông?

Nhiều nước trên thế giới đã sử dụng FDG để khử S trong các nhà máy nhiệt điện, nhà máy sản xuất hoá chất và thu được nguồn thạch cao nhân tạo có chất lượng cao, giải quyết có hiệu quả về vấn ô nhiễm môi trường từ chất thải khí và chất thải rắn và giải được bài toán nguồn nguyên liệu thạch cao của quốc gia.

Hiện nay, ở nước ta đã có một vài nhà máy đang thử vận hành hệ thống FGD nhưng thạch cao thu được có chất lượng chưa cao (về độ tinh khiết, độ ẩm), sản phẩm thu được chưa có tính thương mại cao do chúng ta sử dụng thiết bị thu FDG còn khá lạc hậu.

Vậy, để chủ động được nguồn thạch cao trong nước thì cần có biện pháp nào, thưa ông?

Để chủ động được nguồn nguyên liệu thạch cao trong nước thì phương án hiệu quả các nước trên thế giới đã làm là tận dụng nguồn thạch cao nhân tạo trong quá trình sự khử S từ nhà máy nhiệt điện, nhà máy sản xuất hoá chất sử dụng than đốt. Đây là phương án đạt được nhiều mục tiêu, vừa giải quyết được nguồn nguyên liệu, vừa xử lý triệt để vấn đề môi trường. Để thực hiện việc này, Nhà nước cũng cần có chính sách để chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện, nhà máy sản xuất hoá chất buộc phải đầu tư công nghệ thiết bị hiện đại cho hệ thống FDG để thạch cao thu đuợc có thể sử dụng làm tấm trần, tấm tường, vật liệu không nung và cho nhiều ngành công nghiệp khác, thay thế nhập ngoại và giải quyết được ô nhiễm môi trường. Đồng thời, cũng phải có chính sách để các cơ sở sản xuất có nhu cầu sử dụng thạch cao dùng thạch cao nhân tạo từ các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hoá chất trong nước.

Xin cảm ơn ông!

Theo số liệu ước tính, chỉ riêng thạch cao sử dụng cho sản xuất xi măng năm 2010 cần 2,5 triệu tấn, đến năm 2020 dự kiến cần 4,5-5 triệu tấn; thạch cao cho sản xuất tấm trần, tấm tường hiện nay cần khoảng 250.000 tấn/năm, dự kiến năm 2020 cần trên 500.000 tấn.

Theo baoxaydung

 

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?