Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Điểm tin trong tuần

21/12/2013 9:41:31 AM

Cùng ximang.vn điểm lại những tin tức và vấn đề nổi bật trong tuần qua của ngành xi măng và những ngành, lĩnh vực có liên quan.

1. Theo tin từ Bộ Xây dựng, 11 tháng của năm 2013, giá trị xây lắp của các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng thực hiện đạt 48.823,7 tỷ đồng, bằng 85,1% so cùng kỳ; trong đó giá trị sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng (kể cả TCT CN xi măng Việt Nam) ước đạt 52.303,4 tỷ đồng, bằng 108,8% so cùng kỳ năm 2012. Riêng đối với lĩnh vực xi măng, năm 2013, kế hoạch tiêu thụ của toàn ngành là 56 - 57 triệu tấn xi măng và clinker, nhưng 11 tháng năm 2013 đã đạt 55,17 triệu tấn, bằng 98,5% so với kế hoạch năm, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2012; ước tiêu thụ của toàn ngành cả năm đạt 60 triệu tấn, trong đó xuất khẩu khoảng 13 triệu tấn (tăng 62,7% so với cùng kỳ năm 2012).

2. Có thể khẳng định giai đoạn khó khăn của ngành Xi măng (XM) đã tạm qua, bức tranh toàn cảnh của ngành XM năm 2013 bắt đầu xuất hiện nhiều mảng sáng, lạc quan hơn 2 năm 2011, 2012, tuy nhiên, ý kiến chung của nhiều chuyên gia trong ngành đều cho rằng chúng ta không nên lạc quan quá sớm bởi xi măng vượt kế hoạch tiêu thụ là nhờ xuất khẩu còn tiêu thụ nội địa vẫn… ì ạch.

Theo các chuyên gia kinh tế dự báo, năm 2014, kinh tế thế giới sẽ tiếp còn phải đối mặt với thách thức và những thách thức này có thể gây ra nhiều áp lực cho nền kinh tế nước ta như: lạm phát cao vẫn có nguy cơ trở lại; rủi ro trong hoạt động của hệ thống ngân hàng vẫn tiềm ẩn; cân đối NSNN được dự báo vẫn không khả quan; việc huy động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho phát triển còn hạn chế; hoạt động của các DN sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, rào cản...

Trước khó khăn chung đó, trên cơ sở ước sản lượng XM tiêu thụ năm 2013, Bộ Xây dựng đã tính toán nhu cầu tiêu thụ XM toàn ngành năm 2014 khoảng 62 - 63 triệu tấn, tăng 1,5 - 3% so với năm 2013, trong đó tiêu thụ nội địa khoảng 48,5 - 49 triệu tấn, xuất khẩu 13,5 - 14 triệu tấn. Tính đến thời điểm hiện tại, tháng 10/2013, tổng công suất các nhà máy XM đang hoạt động đạt trên 70 triệu tấn, hoàn toàn có khả năng sản xuất đủ lượng XM, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năm 2014 (cả XM tiêu thụ nội địa và xuất khẩu).



Câu hỏi lớn với ngành XM lúc này là liệu sau năm 2015 XM thiếu hay thừa? Theo TS Nguyễn Quang Cung - Chủ tịch Hiệp hội xi măng Việt Nam, năm 2013 các nhà máy sản xuất và tiêu thụ đạt 87% công suất thiết kế. Hiện nay tình hình đầu tư các nhà máy XM gặp nhiều khó khăn do chủ đầu tư khó khăn về vốn nên nếu không được đầu tư quan tâm đúng mức, chúng ta sẽ thiếu XM trong tương lai. Đầu tư xi măng khác xa với các lĩnh vực khác vì đòi hỏi vốn lớn, thời gian kéo dài nhiều năm bởi vậy, nếu việc đầu tư không được quan tâm đúng mức, có thể mất cân đối cung cầu xi măng lại tái diễn.

3. Thị trường bất động sản chính là một trong những là yếu tố kích cầu tiêu thụ cho nhóm vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng. Tuy nhiên, năm mới 2014 đã cận kề mà tương lai của thị trường bất động sản vẫn chưa có mấy chuyển biến tích cực, nguồn tiền thực sự đổ vào thị trường thì chưa hề có sự đột biến, kể cả nguồn kiều hối cuối năm vẫn được kỳ vọng trước đó.



Người mua nói chung và nhà đầu tư nói riêng vẫn có tâm lý thờ ơ với bất động sản. Khi không còn dòng tiền đầu tư, thị trường chỉ là nơi của những nhu cầu thực, cho những người mua để ở.

Chính vì vậy mà những khó khăn của thị trường lâu nay, sản phẩm tồn đọng, thanh khoản kém… vẫn chưa có hướng giải quyết. Doanh nghiệp nào chất chồng những sản phẩm diện tích lớn, giá cao vẫn sẽ tiếp tục “bất động”.

Nhiều người bi quan còn cho rằng các doanh nghiệp bất động sản hiện đã “sức cùng lực kiệt” và quá trễ để các chính sách trong năm tới có thể giúp đỡ được thị trường. Một sự “ra đi” hàng loạt của các doanh nghiệp địa ốc nếu xảy ra trong năm tới cũng không có gì là ngạc nhiên.

Với sự "bất động" của thị trường BĐS như dự báo, tương lai phía trước đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành xi măng cần phải có chiến lược SXKD hợp lý, đẩy mạnh tìm kiếm các phân khúc thị trường phù hợp xu thế, không nên quá kỳ vọng vào sự phục hồi của thị trường này.

4. Và một trong những chiến lược SXKD có tầm quan trọng nhất định, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp đang được một số doanh nghiệp quan tâm chú trọng, đó là thực hiện trách nhiệm xã hội một cách bài bản. Điều này, sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển một cách ổn định, tạo ra khả năng sinh lợi lớn, đồng thời góp phần gia tăng lợi thế cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam, mới chỉ có các doanh nghiệp đa quốc gia và một số doanh nghiệp lớn quan tâm thực hiện tốt, còn đa phần các doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu đúng về trách nhiệm xã hội.

ximang.vn *

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?