Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển bền vững

Xử lý chất thải rắn: Những con số quan ngại

06/05/2013 5:54:53 PM

Có thể nói hiệu quả của hoạt động sản xuất công nghiệp là không thể thiếu cho sự phát triển của một nền kinh tế như tạo ra lượng công ăn việc làm lớn cho lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước cũng như thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, vấn đề tồn tại lớn nhất của hình thức sản xuất này chính là thực trạng ô nhiễm môi trường.

Trong phạm vi toàn quốc ước tính khối lượng chất thải rắn công nghiệp mỗi ngày lên đến trên 13.000 tấn, trong đó chiếm một phần không nhỏ chất thải rắn nguy hại, tập trung chủ yếu ở 2 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và phía Nam, phần lớn phát sinh do các ngành công nghiệp nhẹ, hóa chất, luyện kim, song vẫn chưa được quản lý và thu gom, xử lý triệt để.Đồng thời tiểm ần nhiều nguy cơ đến đời sống dân sinh như môi trường nước, đất, không khí.



Bên cạnh đó, tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh trong các KCN, làng nghề trên toàn quốc cũng vào khoảng 2.800 tấn/ngày. Riêng các làng nghề ở khu vực miền Bắc phát sinh chất thải rắn nhiều nhất, đặc biệt là các làng nghề tái chế kim loại, đúc đồng với nguồn chất thải rắn gồm bavia, bụi kim loại, phôi, rỉ sắt có số lượng từ 1 - 7 tấn/ngày. Một nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp từ nhập khẩu phế liệu như pin, ắc quy, bản mạch...đã cũ hoặc hỏng vào lãnh thổ nước ta buộc phải tiêu hủy cũng không hề nhỏ. Theo thống kê của Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường Công an Hải Phòng: Trong 3 năm (2003 - 2006), HP đã phát hiện gần 2.300 container chứa gần 37.000 tấn ắc quy chì phế thải nhập vào cảng Hải Phòng. Còn 2 năm (2008 - 2009) tiếp tục phát hiện thêm 340 container rác phế liệu và hàng chục container ắc quy chì phế thải, vi mạch điện tử được nhập vào cảng. Từ năm 2010 đến nay, cảng Hải Phòng vẫn còn lưu giữ hơn 300 container chất thải vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.Nguyên nhân của tình trạng nhập khẩu phế liệu trái phép vào nước ta là do hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, nên một số doanh nghiệp đã lợi dụng nhập khẩu dưới danh nghĩa nhập khẩu hàng hóa, hoặc phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Mặt khác, công tác thu gom, xử lý chất thải rắn công nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu, trong khi khối lượng chất thải không ngừng gia tăng.

Đồng thời, việc thu gom và lưu chứa chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại hầu như chưa được quan tâm tại những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Công nghệ xử lý chất thải rắn còn nhiều vấn đề bức xúc, chẳng hạn như lựa chọn các bãi chôn lấp, khu trung chuyển, thu gom chưa đủ căn cứ và thực tiễn có tính thuyết phục; công nghệ xử lý chất thải chưa đảm bảo kỹ thuật và vệ sinh môi trường, nên chưa thu được nhiều sự ủng hộ của người dân địa phương. Các công trình xử lý chất thải rắn còn manh mún, phân tán theo đơn vị hành chính. Vì vậy công tác quản lý chưa hiệu quả, suất đầu tư cao, hiệu quả sử dụng thấp, gây lãng phí đất. Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc đầu tư công nghệ để tái chế chất thải, do doanh thu từ các sản phẩm tái chế hiện khá thấp và không ổn định.

Theo đánh giá của Tổng cục Môi trường, nguồn tài chính đầu tư cho quản lý chất thải rắn vẫn thiếu hụt nghiêm trọng và chưa cân đối giữa các lĩnh vực. Chẳng hạn như nguồn vốn từ Quỹ Bảo vệ môi trường hiện gặp rất nhiều khó khăn trong huy động các nguồn vốn bổ sung hàng năm; tổng thu từ các các loại phí dịch vụ quản lý chất thải rắn nói chung và chất thải rắn công nghiệp nói riêng chỉ đáp ứng được 60% tổng chi phí vận hành, duy tu và bảo dưỡng hệ thống quản lý. Trong khi đó cơ cấu phân bổ ngân sách dành hơn 90% cho hoạt động thu gom và vận chuyển chất thải, nên chi phí dành cho xử lý, tiêu hủy chất thải rắn rất thấp, không thể đáp ứng được nhu cầu.

Những con số đáng quan ngại

Theo số liệu của Bộ TN&MT, hiện nay trên cả nước có khoảng 4.575 làng nghề, trong đó có hơn 1.300 làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm cho 11 triệu lao động nông thôn. Song thực tế khá phổ biến tình trạng làng nghề vi phạm pháp luật về môi trường. Vấn đề môi trường mà các làng nghề đang phải đối mặt không chỉ giới hạn ở trong phạm vi các làng nghề mà còn ảnh hưởng đến người dân ở vùng lân cận.

Đơn cử như Hà Nội là nơi tập trung đông đảo các làng nghề truyền thống. Làng nghề thủ công ở Hà Nội có rất nhiều nguồn gốc khác nhau, những làng nghề có sẵn chiếm phần nhỏ trong tổng số làng nghề đa phần đều được di dời từ nơi khác về... Mệnh danh là “đất trăm nghề”, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Hà Nội nhiều năm qua đã trở thành một trong những vấn đề nổi cộm khi với 272 làng nghề, không khí tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm thường bị ô nhiễm do đốt nhiên liệu, do sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ có trong nước thải, chất thải rắn như CO2, NH3, CH4. Không khí tại các làng nghề mây tre đan, làm nón, tăm hương… bị ô nhiễm do khâu sấy chống mốc dùng diêm sinh gây phát sinh một lượng lớn khí SO2. Không khí tại các làng nghề dệt nhuộm bị ô nhiễm do bụi bông, bụi than, hơi hóa chất, xút thải… Không những gây ảnh hưởng đến môi trường, ô nhiễm làng nghề còn khiến cho tỷ lệ mắc bệnh tại các làng nghề có xu hướng tăng cao, đặc biệt là các nhóm người trong độ tuổi lao động.

Thống kê của Sở Công Thương Hà Nội, hiện 70% số thiết bị được sử dụng tại các làng nghề là máy móc, trang thiết bị đơn giản. Số máy móc hiện đại chỉ tập trung tại một số làng với những ngành nghề như dệt, may, gốm sứ. Bên cạnh đó, hệ thống xử lý nước thải tại các khu vực làng nghề nhìn chung vẫn chưa được quan tâm đầu tư xây dựng. Do vậy, ô nhiễm môi trường làng nghề đang trở thành tình trạng chung, là vấn đề nổi cộm của hầu hết các làng nghề ngoại thành Hà Nội và ngày càng có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sống cũng như phát triển sản xuất.

 Chất lượng môi trường tại hầu hết các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn khiến người lao động phải tiếp xúc với các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, trong đó 95% là từ bụi; 85,9% từ nhiệt và 59,6% từ hóa chất. Kết quả khảo sát 52 làng nghề cho thấy, 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng ở cả 3 dạng; 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ”.

Theo Báo Xây dưng *

 

Các tin khác:

Xây dựng công trình tiết kiệm, ứng phó biến đổi khí hậu ()

Cẩn trọng với những "lưỡi gươm" từ kính ()

Doanh nghiệp hướng tới sản xuất và tiêu thụ bền vững ()

Biến xỉ thép thành vật liệu thân thiện môi trường ()

Xu thế xây dựng văn phòng xanh ()

Vật liệu xanh “bỏ quên” resort ()

PGS-TS Phạm Đức Nguyên: Kiến trúc xanh phù hợp với lối sống Việt! ()

Thúc đẩy phát triển công trình xanh ở Việt Nam ()

Công trình xanh, công trình tiết kiệm năng lượng là xu thế tất yếu ()

Đưa cát sạch đạt tiêu chuẩn vào các công trình xây dựng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?