Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm VLXD từ tro, xỉ vẫn gặp nhiều khó khăn

16/08/2018 10:43:58 AM

Theo đánh giá của các nhà khoa học, tro, xỉ tại các nhà máy nhiệt điện than là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD). Tuy nhiên, thực tế việc sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm VLXD từ tro, xỉ vẫn còn là bài toán “nan giải”.

Nguồn nguyên liệu quý
 
Theo Quy hoạch điện VII hiệu chỉnh, nhu cầu than cho sản xuất điện đến năm 2020 sẽ là 63 triệu tấn, lượng tro thải ra là 15,09 triệu tấn. Đến năm 2030, với 128,4 triệu tấn than phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện than, lượng tro thải ra ước đạt khoảng 20,58 triệu tấn. 
 
Theo PGS, TS.Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Nhiệt Việt Nam, việc xử lý tro, xỉ của các nhà máy nhiệt điện than cần phải xác định là nguồn nguyên liệu quý để sản xuất VLXD. Đây cũng là giải pháp được nhiều quốc gia lựa chọn. Tại Nhật Bản, 100% tro, xỉ được sử dụng sản xuất VLXD, còn tại Hàn Quốc, tỷ lệ sử dụng cũng lên tới 95% tổng lượng tro, xỉ. Theo tính toán, 1 tấn tro bay có thể sản xuất ra 600 viên gạch không nung (kích thước tiêu chuẩn). Năm 2030, với khoảng 20 triệu tấn tro bay thải ra, có thể sản xuất được 12 tỷ viên gạch, trong khi dự báo nhu cầu tiêu thụ gạch của Việt Nam năm 2030 là 40 tỷ viên/năm. Như vậy, nếu dùng tro bay làm nguyên liệu sản xuất gạch không nung, có thể xử lý hiệu quả vấn đề tro, xỉ, đồng thời tạo sự phong phú, đa dạng cho thị trường VLXD và sự yên tâm trong cộng đồng xã hội. 


Sản xuất gạch không nung từ tro, xỉ nhiệt điện than.
 
Theo phân tích, thành phần hóa học của tro, xỉ chủ yếu là oxit axit và oxit kiềm. Do đó, xỉ đáy lò có thể sử dụng để làm phụ gia sản xuất xi măng từ clinker, còn tro bay có thể sử dụng tốt trong công nghệ bê tông đầm lăn, dùng để sản xuất gạch không nung, thạch cao có thể thu hồi làm tấm thạch cao hoặc phân bón… Trong đó, đáng chú ý là việc sản xuất gạch từ tro bay có rất nhiều ưu điểm. Các đơn vị sản xuất gạch không tốn nguyên liệu đất sét và than để nung, tiết kiệm chi phí, thời gian sản xuất. Đặc biệt, do tro bay có kích cỡ nhỏ, rất mịn nên gạch tạo ra có bề mặt nhẵn, không cong vênh, kích thước chuẩn theo đúng khuôn ép, rất thuận lợi khi xây dựng. 
 
“Nút thắt” đầu ra
 
Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Tài Anh cho biết, Tập đoàn có 12 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động, khối lượng tro xỉ trung bình 8,1 triệu tấn/năm. Hiện nay, việc tiêu thụ tro, xỉ của các nhà máy nhiệt điện than khu vực phía Bắc đã tương đối ổn định. Đối với các nhà máy nhiệt điện than khu vực phía Nam, Công ty Nhiệt điện Duyên Hải và Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân đã thống nhất, tạo điều kiện cho các đối tác lấy mẫu làm thí nghiệm, xác định các thông số kỹ thuật, từ đó sẽ đưa ra các phương án sản xuất và tiêu thụ phù hợp.

Tuy nhiên đến nay, lượng tro, xỉ được tiêu thụ vẫn còn rất hạn chế. Lượng tro, xỉ còn tồn đọng tại các nhà máy nhiệt điện than của EVN là khoảng 15 triệu tấn.Nguyên nhân chủ yếu là do thị trường vẫn quen sử dụng VLXD truyền thống, nhất là tại miền Nam, miền Trung, dẫn tới việc sản xuất VLXD từ tro, xỉ tại các khu vực này chưa thể phát triển, mở rộng. Bên cạnh đó, do thiếu các chính sách, cơ chế hỗ trợ tiếp cận vốn, ưu đãi thuế…, nên các doanh nghiệp sản xuất VLXD cũng chưa thể mở rộng quy mô sản xuất và đưa ra các mức giá hấp dẫn cho các sản phẩm gạch không nung, cát từ tro bay... Một “nút thắt” lớn nữa là chưa có các quy chuẩn quốc gia về tro, xỉ và quy chuẩn về các sản phẩm được sản xuất từ tro, xỉ, khiến thị trường trong nước còn hoài nghi về chất lượng, gây khó khăn cho xuất khẩu sản phẩm.
 
Ông Nguyễn Tài Anh khẳng định, để đẩy mạnh việc tái sử dụng tro, xỉ, EVN sẵn sàng hợp tác với các đối tác, cùng nghiên cứu tìm giải pháp và xây dựng kế hoạch dài hạn. EVN cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có giải pháp tái sử dụng tro xỉ tiếp cận nguồn nguyên liệu tro xỉ tại các nhà máy nhiệt điện than của EVN. Đồng thời, sẵn sàng hỗ trợ đối tác trong việc tìm giải pháp đảm bảo chất lượng tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện, tạo nguồn nguyên liệu tin cậy cho sản xuất VLXD.
 
Bên cạnh đó, EVN cũng sẽ phối hợp cùng các đối tác, kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước sớm ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn liên quan tới thu gom, vận chuyển và tái sử dụng tro xỉ từ nhiệt điện than, tăng cường tuyên truyền một cách sâu rộng về chất lượng và hiệu quả sử dụng VLXD không nung, phát triển thị trường VLXD từ tro, xỉ. 
 
►Mục tiêu năm 2020:

- Phải xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao… đáp ứng yêu cầu lượng tro xỉ tại bãi chứa của nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón luôn thấp hơn khối lượng tro xỉ  thải ra trong 2 năm sản xuất.

- Xử lý và sử dụng tro, xỉ, thạch cao FGD, thạch cao PG làm nguyên liệu sản xuất VLXD và sử dụng trong các công trình xây dựng đạt khoảng 52% tổng lượng tro xỉ tồn đọng.

(Đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất VLXD – theo Quyết định số 452/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/4/2017).

ximang.vn (TH/ EVN)

 

Các tin khác:

Hà Tĩnh chú trọng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng sử dụng gạch không nung ()

Quảng Bình: Tiêu thụ gạch không nung còn nhiều hạn chế ()

Vũng Tàu: Khuyến khích sử dụng vật liệu xây không nung ()

Hà Tĩnh: Vật liệu không nung - Cung đang vươt cầu ()

Quảng Bình: Vật liệu xanh-xu hướng xây dựng hiện đại ()

Khánh Hòa: Gạch không nung vẫn khó tiêu thụ ()

Vật liệu xây dựng xanh – Xu thế phát triển của công trình hiện đại ()

Lai Châu: Hướng đến sử dụng gạch không nung trong xây dựng ()

Vật liệu xây không nung - Hướng đi không thể trì hoãn để bảo vệ môi trường sống ()

Ngành xây dựng chọn vật liệu xây không nung là xu hướng mới ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?