Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Lai Châu: Hướng đến sử dụng gạch không nung trong xây dựng

13/07/2018 11:31:52 AM

Mặc dù tỉnh Lai Châu đã có chủ trương cho phép các công trình xây dựng đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước được sử dụng vật liệu xây dựng không nung nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đến nay trên địa bàn huyện Than Uyên việc sản xuất gạch thủ công vẫn còn tồn tại, gây ô nhiễm môi trường.

Vẫn tồn tại những lò gạch thủ công

Trên địa bàn huyện Than Uyên hiện nay vẫn còn khoảng 10 lò gạch thủ công tự phát của Nhân dân đang hoạt động nằm xen kẽ ngay trong khu dân cư, thậm chí có nhà ở sát lò gạch. Các lò này đều xây dựng thủ công, hoạt động từ nhiều năm nay và nhiên liệu để đốt nung gạch chủ yếu là than đá. Mỗi lò thường sử dụng từ 5 - 10 lao động và những người này phải làm việc trong môi trường độc hại, không có bảo hộ lao động. Khi hoạt động các lò gạch xã khí thải thẳng ra môi trường, gây ô nhiễm không khí, môi trường.

Ông Lê Văn Soát (ở giữa) giới thiệu ưu điểm gạch không nung.

Nhiều hộ dân sống gần khu vực có lò gạch thủ công ở xã Mường Than, thị trấn Than Uyên bức xúc mỗi khi lò gạch hoạt động phải đóng kín cửa hoặc đi nơi khác tránh khói. Không những ảnh hưởng môi trường, khói lò gạch tỏa ra còn gây thiệt hại hoa màu, ruộng lúa, cây cối khu vực xung quanh. 

Để khắc phục thực trạng này, UBND huyện cùng cấp ủy, chính quyền địa phương có lò gạch thủ công trên địa bàn đã nhiều lần xuống tuyên truyền, vận động các chủ lò hạn chế việc sản xuất gạch. Đồng thời di dời những lò gạch ra xa khu dân cư hoặc chuyển đổi dần sang ngành nghề khác để chấm dứt hoạt động, đảm bảo môi trường. Song những biện pháp này cũng không mấy hiệu quả. 

Ngày 27/4/2018, UBND tỉnh ban hành Công văn số 569/UBND-XD về việc sử dụng vật liệu xây dựng không nung trong các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Với mục đích: Để thống nhất công tác quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng không nung trong các công trình xây dựng, khuyến khích phát triển vật liệu xây dựng không nung, dần xóa bỏ hoạt động của các lò gạch thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng liên tục và lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên địa bàn tỉnh. Theo đó, quy định công trình đầu tư vốn ngân sách Nhà nước, vốn Nhà nước ngoài ngân sách, vốn vay của doanh nghiệp có vốn Nhà nước lớn hơn 30%  tại thành phố Lai Châu được sử dụng tối thiểu 70% vật liệu xây dựng không nung, các khu vực còn lại sử dụng 50% vật liệu xây dựng không nung. Khuyến khích sử dụng vật liệu xây dựng không nung vào các công trình xây dựng không phân biệt loại công trình, nguồn vốn, số tầng.

Tiên phong sản xuất gạch không nung

Trước yêu cầu thực tế đáp ứng vật liệu cho việc xây dựng trên địa bàn, huyện Than Uyên khuyến khích các hộ cá nhân, doanh nghiệp đứng ra kinh doanh vật liệu không nung. Đầu năm 2017, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Bảo Dương ở xã Mường Than đã tiên phong đầu tư xây dựng nhà máy gạch không nung bằng việc ứng dụng công nghệ tiên tiến mới tận dụng mạt đá, xỉ than kết hợp xi măng và chất phụ gia đóng rắn. Với dây chuyền, máy móc gạch xi măng - cốt liệu nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 4,2 tỷ đồng, nhà xưởng 500 triệu đồng, công suất 15 triệu viên/năm; trong đó, có 2 sản phẩm gạch không nung đặc và gạch không nung lỗ.

Ông Lê Văn Soát - Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Bảo Dương chia sẻ: “Gạch không nung có kiểu dáng gọn, không sử dụng nhiệt nên tiết kiệm năng lượng đặc biệt không gây ô nhiễm môi trường. Gạch có chất lượng tốt, mát nhà, chống thấm, chống nước tốt, tăng tuổi thọ công trình; giá thành rẻ hơn so với gạch nung khoảng 1.000 đồng/viên. Tuy nhiên, sản phẩm mới nên sức tiêu thụ chậm, hiện đơn vị vẫn còn tồn khoảng 5 triệu viên, bà con vẫn dùng gạch đỏ, chưa quen dùng gạch không nung. Đơn vị mong muốn doanh nghiệp, hộ dân nhìn thấy ưu thế về mặt môi trường để tiếp cận sản phẩm gạch mới này. Công ty, đang tìm thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng gạch, chú trọng tiếp thị, tính toán giá cả hợp lý phù hợp túi tiền người dân”. 

Để khuyến khích sản xuất vật liệu xây dựng mới nhất là sản phẩm gạch không nung, huyện Than Uyên đang tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, tiêu thụ trên địa bàn. Chỉ đạo Phòng Kinh tế - Hạ tầng hỗ trợ thị trường đầu ra bằng việc tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các vùng lân cận...

Anh Đinh Trung Hiếu, Phó Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Than Uyên cho biết, gạch không nung của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Bảo Dương có chất lượng đảm bảo đủ tiêu chuẩn, không ô nhiễm môi trường khi sản xuất. 

Việc đưa mô hình sản xuất gạch không nung tại huyện Than Uyên đã và đang góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn. Từ đó, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguyên vật liệu tự nhiên, tận dụng các loại phế thải công nghiệp để sản xuất.

ximang.vn (TH/ Báo Lai Châu)

 

Các tin khác:

Vật liệu xây không nung - Hướng đi không thể trì hoãn để bảo vệ môi trường sống ()

Ngành xây dựng chọn vật liệu xây không nung là xu hướng mới ()

Hoàn thiện chính sách cho vật liệu xây không nung, từng bước thay thế vật liệu nung ()

Vĩnh Phúc: Nhiều ưu điểm nhưng gạch không nung chưa như kỳ vọng ()

Sóc Trăng: Gạch không nung - Hướng sản xuất thân thiện với môi trường ()

Vật liệu xây dựng không nung đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu ()

Sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng là xu hướng mới ()

Đắk Lắk: Gạch không nung không gặp khó khăn ở khâu tiêu thụ ()

Thực trạng sản xuất và nhu cầu thị trường vật liệu xây không nung ()

Vật liệu xây dựng không nung: Sau gần 10 năm chưa đạt như kỳ vọng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?