Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Hướng phát triển vật liệu xây dựng không nung tại Việt Nam

09/05/2019 10:00:23 AM

Vật liệu xây không nung đang phát triển mạnh và trở thành xu hướng trong ngành xây dựng. Bởi vật liệu này thân thiện với môi trường, giúp giảm chiếm dụng quỹ đất nông nghiệp, tận dụng phế thải công nghiệp, giảm tiêu hao nhiên liệu để bảo vệ môi trường, tăng năng suất lao động... Sở hữu nhiều ưu điểm như thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng... nhưng vật liệu xây dựng không nung vẫn chưa phát triển đúng tiềm năng.

Lợi thế của vật liệu xây không nung

Các loại vật liệu xây dựng truyền thống có ưu điểm nổi bật như phổ biến, dễ sử dụng, giá thành thấp... Tuy nhiên, khi thị trường xây dựng phát triển, loại vật liệu này khó đáp ứng các yêu cầu về tính kỹ thuật, thẩm mỹ...

Với ưu điểm về cách âm, cách nhiệt, chống cháy, động đất, tiết kiệm năng lượng... vật liệu không nung ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều công trình công cộng như bệnh viện, khách sạn, trường học, trụ sở cơ quan, ga tàu điện ngầm... ở các nước phát triển đều sử dụng loại vật liệu này. Bên cạnh đó, việc sử dụng vật liệu không nung còn giúp tiết kiệm tài nguyên, nhất là khi quỹ đất nông nghiệp ngày càng hạn hẹp.


Gạch không nung đang là xu hướng trong ngành xây dựng ở các nước phát triển.

Theo ông Nguyễn Thạc Quang, Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh Công ty Gạch khối Tân Kỷ Nguyên, với chi phí nhân công xây dựng ngày càng cao, việc sử dụng gạch nung với kích thước nhỏ, độ chính xác thấp càng ngày càng trở nên tốn kém. Thực ra, chi phí thuê nhân công cho việc xây và hoàn thiện bức tường lớn hơn nhiều so với mức chênh lệch giá giữa vật liệu xây không nung và gạch nung, ông Quang nói.

Tại thị trường Việt Nam hiện tại, hầu hết các loại vật liệu xây không nung phổ biến trên thế giới đều đã có mặt, đa phần được sản xuất tại chỗ, còn lại nhập khẩu từ các nước trong khu vực. Một số đơn vị sản xuất vật liệu xây không nung lớn như Secoin, Eblock, Saint Gobain... cũng tung ra nhiều sản phẩm mới.

Thách thức của thị trường vật liệu không nung

Trong 10 năm qua, Chính phủ cũng có nhiều biện pháp khuyến khích sử dụng vật liệu xây dựng này. Từ năm 2010 tới nay, Bộ Xây dựng, Viện Vật liệu Xây dựng đã liên tục cập nhật, bổ sung các tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn thi công và nghiệm thu công trình cho các loại vật liệu xây không nung. Các chuyên gia đánh giá, những tiêu chuẩn này đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chung cho sản phẩm vật liệu không nung sử dụng trong nước cũng như cho xuất khẩu.

Tuy nhiên, việc đưa vật liệu xây không nung vào thực tiễn vẫn còn nhiều trở ngại dù tổng công suất sản xuất vật liệu không nung lên tới trên 25% tổng nhu cầu sử dụng gạch xây.


Dễ thi công và tăng năng suất là ưu điểm nổi trội của gạch không nung.

Đại diện Công ty CP Gạch khối Tân Kỷ Nguyên cho biết, dù đáp ứng tiêu chuẩn của các cơ quan chức năng, vật liệu xây không nung đôi khi không đạt yêu cầu của người tiêu dùng trong từng ứng dụng cụ thể. Với yêu cầu kỹ thuật cao, các nhà sản xuất quy mô nhỏ, thiếu đầu tư công nghệ sẽ gặp khó khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Bên cạnh đó, việc sử dụng vật liệu không nung cũng đòi hỏi đúng phương pháp thi công, trong khi nhiều nhà thầu tại Việt Nam chưa đáp ứng được điều này. Điều này khiến chất lượng công trình không đảm bảo.

Giá thành sản phẩm cũng là trở ngại khiến thị trường này chưa phát triển. So với vật liệu truyền thống, các sản phẩm không nung thường có giá thành cao hơn. Song theo đánh giá của chuyên gia, việc sử dụng vật liệu không nung sẽ là mang lại hiệu quả lâu dài, đảm bảo tính bền vững cho công trình.

Hướng phát triển thị trường bền vững

Theo đại diện Công ty gạch khối Tân Kỷ Nguyên, vật liệu xây không nung vẫn chưa phát triển đúng tiềm năng dù có nhiều cơ chế hỗ trợ. Sử dụng vật liệu xây không nung là một xu hướng tất yếu không chỉ ở Việt mà trên toàn thế giới. Không phải vật liệu tốt và rẻ nhất song nếu sử dụng hợp lý, hiệu quả mang lại sẽ cao hơn, cả trong ngắn hạn và dài hạn, ông nói.

Để phát triển thị trường này, việc triển khai và kiểm soát các chính sách đã đề ra là yếu tố quan trọng để thúc đẩy thị trường vật liệu xây không nung phát triển, nhất là các chính sách về hạn chế phát triển gạch nung và bắt buộc sử dụng vật liệu xây không nung, theo vị Tổng Giám đốc.

Đã đến lúc việc các cơ quan chức năng cần tăng cường xử lý các trường hợp cố tình vi phạm hay hợp thức hóa vi phạm, vốn phổ biến như hiện nay. Bên cạnh đó, cũng cần tăng mức chế tài, đủ để thúc đẩy các chủ đầu tư nghiêm túc nhìn nhận lại các lợi ích và hiệu quả của việc sử dụng vật liệu không nung, vị này nhấn mạnh.

ximang.vn (TH/ VnExpress)

 

Các tin khác:

Thanh Hóa: Giải pháp phát triển vật liệu xây dựng thay thế ()

Rào cản đưa vật liệu xanh vào các công trình xây dựng ()

Gạch không nung và nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ()

Hải Phòng thực hiện chủ trương phát triển VLKN tiến tới xoá bỏ hoàn toàn gạch đất sét nung ()

Quảng Bình: Phát triển vật liệu xây không nung trở thành xu hướng mới ()

Quảng Ninh: Gạch không nung chưa thực sự đi vào đời sống ()

Kon Tum: Phát triển gạch không nung cần những chính sách hỗ trợ ()

Cần khuyến khích sử dụng gạch không nung trong các công trình xây dựng ()

Công tác chế biến, tiêu thụ và sử dụng xỉ hạt lò cao tại Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (P3) ()

Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung tại Việt Nam ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?