Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Cần giải pháp căn cơ cho vật liệu xanh

02/10/2019 3:27:14 PM

Vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường (“vật liệu xanh”) đã và đang được sử dụng khá phổ biến ở các nước phát triển như: Hong Kong, Hàn Quốc, Singapore... Hiện nay, tại các nước phát triển, tỷ lệ gạch không nung chiếm 60 - 70% trong các công trình xây dựng.


Một số quốc gia còn ban hành lệnh cấm sử dụng gạch rắn được nung từ đất sét tại các thành phố và nhờ đó gạch không nung chiếm một tỷ lệ rất cao. Xu hướng hiện nay trên thế giới là các “công trình xanh” đang gia tăng hằng ngày, hàng giờ và số “công trình thương mại xanh” ngày càng phổ biến.

“Vật liệu xanh” trên thị trường hiện nay khá đa dạng về chủng loại: sơn sinh thái, gạch không nung, các tấm cách nhiệt, các tấm bê tông đúc sẵn, gỗ áp tường xanh, xi măng xanh, tấm thu năng lượng mặt trời, tấm lợp hữu cơ… và người tiêu dùng có thể dễ dàng hơn trong lựa chọn. Không độc hại, tiết kiệm tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường, có vòng đời sử dụng lâu dài, có thể tái chế… là những ưu điểm vượt trội mà các dòng “vật liệu xanh” đang có.

Nhằm đẩy mạnh sử dụng “vật liệu xanh” trong ngành xây dựng, Chính phủ đã ban hành một số chính sách để phát triển gạch không nung trong ngành xây dựng. Tiêu biểu là Quyết định 567/QĐ-TTg ngày 28-4-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020 thì tỷ lệ vật liệu xây dựng không nung vào năm 2015 là
15-20% và năm 2020 tương ứng là 30-40%.

Và từ đầu năm 2018, đối với các công trình sử dụng ngân sách nhà nước, tỷ lệ bắt buộc sử dụng vật liệu không nung sẽ được quy định và áp dụng cụ thể ở từng địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế đến nay, tỷ lệ đạt được khá thấp. Chỉ một số công trình, dự án nhà nước là ưu tiên sử dụng các loại “vật liệu xanh”, còn trong xây dựng dân dụng, xu hướng này rất mờ nhạt.

Vướng mắc lớn làm cho tỷ lệ sử dụng các loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường không đạt tỷ lệ mong muốn (không chỉ tại Đồng Nai mà trên quy mô cả nước) là giá bán các loại “vật liệu xanh” đang cao hơn giá vật liệu cùng loại thông thường từ 10-30%. Mức chênh lệch từ 10-30% là một mức chênh lệch khá lớn, xét trên tổng thể một căn nhà, một công trình hay dự án thì có vẻ như việc chịu chi thêm hàng trăm triệu hoặc hàng tỷ đồng để góp phần bảo vệ môi trường chưa được nhiều người lựa chọn.

Có nhiều lý do khiến giá thành các loại “vật liệu xanh” chưa thực sự cạnh tranh với các loại vật liệu thông thường. Về phía nhà sản xuất, đây là bài toán giảm chi phí, giá thành, bán hàng, phân phối. Về phía người tiêu dùng, cần một chiến dịch tuyên truyền và khuyến khích bài bản để họ từng bước thay đổi thói quen. Song về phía chính sách, rõ ràng cần đến những ưu đãi cụ thể cho những doanh nghiệp đầu tư sản xuất “vật liệu xanh” như một cách gián tiếp bảo vệ môi trường. Phải có một giải pháp mang tính căn cơ, tổng thể thì về lâu dài, những công trình, dự án “xanh” mới trở nên phổ biến, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

ximang.vn (TH/ Báo Đồng Nai)

 

Các tin khác:

Xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng không nung ()

Giải pháp phát triển vật liệu xanh trong sản xuất vật liệu xây dựng ở Việt Nam ()

Vĩnh Long: Sử dụng vật liệu xây không nung là xu hướng phát triển tất yếu ()

Phát triển gạch không nung cần có cơ chế phối hợp mạnh mẽ ()

Đồng Tháp: Hiệu quả chính sách phát triển sản phẩm gạch không nung ()

Ninh Bình: Đưa tro, xỉ vào sản xuất vật liệu xây dựng ()

Tìm giải pháp tăng sản xuất, tiêu thụ gạch không nung tại Việt Nam ()

Kon Tum: Cơ hội cho gạch không nung phát triển ()

Cần có cơ chế tháo gỡ những rào cản vật liệu xây dựng xanh ()

Cà Mau: Hỗ trợ thúc đẩy sản xuất vật liệu không nung ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?