Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Bình Định tập trung đầu tư phát triển vật liệu xây không nung

16/09/2023 8:30:00 AM

Để triển khai đầu tư phát triển vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, UBND tỉnh Bình Định ban hành Chỉ thị số 02/2014 về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung. Hiện nay, gạch không nung được xem là vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường được sử dụng rộng rãi cho các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Tính ưu việt của gạch không nung

Gạch không nung là loại vật liệu xây dựng được tạo từ những phụ phẩm, phế thải hoặc các loại cốt liệu như: mạt đá, cát, xi măng, vôi, thạch cao, bột nhôm và một số thành phần phụ gia khác thông qua quá trình tạo hình, đóng rắn, chưng áp mà không cần sử dụng đến nung đốt. Độ bền của viên gạch không nung được gia tăng nhiều nhờ lực ép hoặc rung hoặc thành phần sinh khí, kết dính đóng rắn của chúng. Quá trình sản xuất gạch không nung không sử dụng đến đất nông nghiệp, do đó không làm ảnh hưởng tiêu cực đến diện tích đất nông nghiệp.
 

Công ty Cổ phần Gạch tuynen Bình Định sản xuất gạch không nung.

Chia sẻ về tính vượt trội của gạch không nung hơn gạch nung, Giám đốc Công ty Cổ phần Gạch Tuynen Bình Định, ông Trần Mạnh Hùng cho hay, thân thiện môi trường, không gây độc hại với người sản xuất và người sử dụng. Không dùng nguyên liệu đất sét để sản xuất. Đất sét chủ yếu khai thác từ đất nông nghiệp, làm giảm diện tích sản xuất cây lương thực, đang là mối đe dọa mang tính toàn cầu hiện nay. Không dùng nhiên liệu như than, củi để đốt, tiết kiệm nhiên liệu năng lượng và không thải khói bụi gây ô nhiễm môi trường.

Ông Trần Mạnh Hùng giải thích thêm, hiện nay, trên thị trường xây dựng có các loại gạch không nung phổ biến như: gạch xi măng cốt liệu, gạch bê tông bọt khí, gạch bê tông nhẹ khí chưng áp AAC, tấm panel ALC có lõi thép, ko lõi thép. Bên cạnh đó, loại vật liệu không nung này còn có thể cho ra đời nhiều sản phẩm đa dạng, nhiều màu sắc, kích thước khác nhau. Việc sử dụng gạch không nung loại kích thước lớn giúp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, thay vì dùng từng viên gạch nhỏ theo kiểu cũ, tùy thuộc vào yêu cầu xây dựng của mỗi công trình mà chọn sử dụng cho phù hợp.

Thông tin thêm về tính ưu việt của gạch không nung, ông Trần Mạnh Hùng cho biết, ưu điểm đầu tiên của gạch không nung phải kể đến là tỷ trọng nhẹ, trọng lượng chỉ bằg 1/3 so gạch đất sét nung; khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, có thể giữ mát vào mùa hè và ấm áp hơn vào mùa đông, nhờ đó giảm việc tiêu thụ điện năng của điều hòa không khí; khả năng chịu chấn động tốt; dễ thi công và thi công nhanh. Đặc biệt khả năng chống cháy của vật liệu xây không nung theo Thông tư 06 của Bộ Xây dựng, sản phẩm từ bê tông khí chưng áp là sản phẩm chịu lửa. Tùy theo độ dày của tường, gạch không nung bê tông khí có thể chịu đựng lửa với nhiệt độ lên đến 1.200°C trong 4 giờ đồng hồ.

Cùng đó là hiệu quả kinh tế tốt hơn các loại vật liệu nung truyền thống. Sản phẩm thích hợp cho các công trình cao tầng nhất là nhà ở chung cư cao tầng, biệt thự và nhà liền kề, giúp cho chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí trong quá trình xây dựng như 10 - 15% chi phí kết cấu, 15 - 20% chi phí vữa xây trát, 25 - 35% chi phí nhân công. Ngoài ra, sử dụng vật liệu này trong xây dựng còn giúp tăng tuổi thọ công trình, vì có độ bền cao, bề mặt nhẵn, mịn nên không cần tốn quá nhiều vữa khi thi công giúp tiết kiệm chi phí, ông Trần Mạnh Hùng nói.

Đầu tư phát triển vật liệu xây không nung

Nói về việc phát triển vật liệu xây không nung, Giám đốc Công ty Cổ phần Gạch Tuynen Bình Định Trần Mạnh Hùng bộc bạch, để đầu tư phát triển vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, UBND tỉnh Bình Định tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích đầu tư sản xuất vật liệu xây không nung theo công nghệ hiện đại. Nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ quỹ đầu tư, quỹ khoa học công nghệ hoặc các nguồn tài trợ, hỗ trợ khác từ Nhà nước để nhà đầu tư có đủ nguồn lực tài chính trong chuyển đổi, đổi mới công nghệ sản xuất vật liệu xây không nung theo công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Ông Trần Mạnh Hùng tiếp lời, hoàn thiện thể chế liên quan đến quản lý chất lượng sản phẩm, chất lượng công trình sử dụng vật liệu xây không nung. Nghiên cứu các giải pháp trong thi công, các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại trong quá trình sử dụng vật liệu xây không nung. Hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan đến vật liệu xây không nung. Bình Định cần mạnh dạn nâng tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung tăng hơn từ 10 - 15% trong công trình xây dựng. Tăng cường tuyên truyền đồng bộ việc khuyến khích sử dụng vật liệu xây không nung và tích cực phổ biến các giải pháp khắc phục những tồn tại trong quá trình sử dụng vật liệu xây không nung.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Định, ông Lê Anh Sơn chia sẻ thêm, Sở Xây dựng đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 5144, ngày 23/12/2021 Phê duyệt Đề án phát triển vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định. Trong đó có khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường.

Sở Xây dựng Bình Định ban hành Kế hoạch số 08, ngày 12/5/2021 về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020 - 2025, theo đó đã tổ chức triển khai thực hiện một số nội dung trong Kế hoạch như: tăng cường quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tuyên truyền phổ biến thông tin, vận động cộng đồng, nâng cao nhận thức cho cộng đồng, thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường.

Sở Xây dựng phối hợp với Tổ chức Tài chính Quốc tế tại Việt Nam (IFC Việt Nam) tổ chức các hoạt động tuyên truyền, thúc đẩy việc sử dụng năng lượng hiệu quả trong công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh: tổ chức Hội thảo chuyên đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình tòa nhà và công trình chiếu sáng công cộng. Tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao về thẩm tra, thẩm định thiết kế công trình xây dựng tuân thủ QCVN 09:2017/BXD về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả. Tổ chức cuộc thi Tuyển chọn công trình xanh tiềm năng trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2022.

ximang.vn (TH/ Xây dựng)

 

Các tin khác:

Gỡ khó để vật liệu xây không nung tiếp tục phát triển ()

Cần hoàn thiện chính sách sử dụng vật liệu không nung trong xây dựng ()

Vật liệu xây dựng xanh lên ngôi ()

Tháo gỡ cơ chế để phát triển vật liệu xanh, góp phần bảo vệ môi trường ()

Đồng Nai có 20 cơ sở sản xuất vật liệu không nung ()

Ứng dụng vật liệu xanh trong xây dựng nhà ở xã hội ()

Sử dụng gạch không nung thay thế gạch nung truyền thống vẫn còn nhiều rào cản ()

Nhiều chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng xanh ()

Đồng Tháp: Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển vật liệu xây không nung ()

Nhiều công trình xây dựng né tránh vật liệu xây không nung ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?