Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Năng suất xanh

Sản xuất sạch hơn trong mục tiêu xanh hóa sản xuất công nghiệp

16/10/2013 5:45:03 PM

Cùng với nhiều chương trình hành động như: Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường đến năm 2015 tầm nhìn 2020…, thì Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 đã và đang góp phần đưa ngành công nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng xanh và bền vững.



Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang, Bộ Công Thương, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, trong những năm qua đã xây dựng và thực hiện nhiều chương trình, đề án nhằm thúc đẩy sản xuất công nghiệp và thương mại theo hướng bền vững như:Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường đến năm 2015 tầm nhìn 2020, Đề án phát triển nhiên liệu sinh học giai đoạn đến năm 2015 tầm nhìn 2020, Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020…. Các chương trình, đề án này đã và đang góp phần không nhỏ vào việc chuyển đổi nền sản xuất và thói quen tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp theo hướng tận dụng tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu phát sinh các chất thải ra môi trường, tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho người lao động; đồng thời tăng năng suất, nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp, hướng tới một nền công nghiệp xanh theo xu hướng phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tại Việt Nam, theo ước tính, đến nay đã có hơn 1.200 DN trong cả nước áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn. Chương trình sản xuất sạch hơn do Bộ Công Thương thực hiện cũng đã tổ chức được gần 200 buổi tập huấn, hội thảo với trên 11 nghìn đại biểu tham dự, qua đó góp phần nâng cao nhận thức cho các DN, xã hội và các đối tượng liên quan. Đặc biệt, đã có trên 20 tỉnh, thành phố trong cả nước xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, tất cả các sở công thương đều có cán bộ đủ năng lực hướng dẫn, tư vấn áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp đã chủ động áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn thông qua kiểm soát ô nhiễm ngay tại nguồn và tận dụng nguồn phế thải của doanh nghiệp khác làm nguyên, nhiên vật liệu đầu vào của DN mình. Theo đó, Khu công nghiệp Biên Hòa 1, để trở thành khu công nghiệp sinh thái hay khu công nghiệp thân thiện môi trường, đã tập trung: Giảm thiểu chất thải tại nguồn; tái sử dụng và tái chế chất thải; thực hiện trao đổi chất thải bên trong và ngoài khu công nghiệp; xử lý cuối đường ống. Với các mục tiêu rõ ràng và cụ thể này, thông qua khảo sát tại 53 doanh nghiệp sản xuất trong Khu công nghiệp Biên Hòa 1, 14 DN đã có quy trình tái sử dụng phế phẩm, phế liệu trong chính dây chuyền công nghệ sản xuất; 5 cơ sở khảo sát có hoạt động trao đổi chất thải với các cơ sở thu mua và tái chế phế liệu bên ngoài khu công nghiệp và có 1 nhà máy tham gia vào sản xuất sạch hơn.…

Chỉ tính riêng tại Quảng Nam, theo Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam, hiện đã có 90% các đơn vị sản xuất và 95% đại diện các đơn vị quản lý trên địa bàn tỉnh hiểu biết về sản xuất sạch hơn. Chương trình sản xuất sạch hơn đã được lồng ghép vào Chiến lược bảo vệ môi trường và Chương trình kiểm soát ô nhiễm của tỉnh. Hoạt động sản xuất sạch hơn vẫn luôn được duy trì sau khi Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp kết thúc vào năm 2011. Thông qua các giải pháp hướng đến sản xuất sạch hơn, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã giảm được 5% nguyên vật liệu đầu vào và 30% lượng phát thải….

Trong khi Việt Nam đang dần phát triển các dự án năng lượng tái tạo, mức độ sử dụng các nguồn năng lượng mới còn hạn chế, các giải pháp để sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm trong các lĩnh vực thương mại, công nghiệp, dịch vụ vẫn chưa được các doanh nghiệp quan tâm và áp dụng triệt để, thì những kết quả bước đầu của hoạt động sản xuất sạch hơn đã và đang góp phần không nhỏ cho ngành công nghiệp Việt Nam trong lộ trình tiến đến mục tiêu phát triển nền công nghiệp xanh./.

Theo Báo Công Thương *

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?