Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Nguyên, nhiên liệu

Sự cần thiết áp dụng hệ thống quản lí nguyên liệu thô tiên tiến đối với các nguồn nguyên liệu xi măng tại Việt Nam (Phần1)

02/06/2011 9:03:39 AM

Như chúng ta đã biết, với trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đối với sản xuất xi măng, việc cải tiến, thay đổi qui trình công nghệ và công suất sản phẩm là hoàn toàn có thể. Nhưng nguồn tài nguyên chỉ có hạn và đang dần cạn kiệt, chúng ta không thể thay đổi được đặc tính của thân quặng nguyên liệu, và hơn nữa, nguyên liệu thô lại là loại nguyên liệu không thể tái tạo được.

>> Sự cần thiết áp dụng hệ thống quản lí nguyên liệu thô tiên tiến đối với các nguồn nguyên liệu xi măng tại Việt Nam (Phần 2)

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, nhu cầu xi măng tăng theo để đáp ứng cho việc xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng như đường giao thông, cầu cống, các dự án công cộng, văn phòng, nhà ở ...

TCT Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) quản lý các Công ty xi măng lớn trực thuộc: Hoàng Thạch, Hải Phòng, Bút Sơn, Bỉm Sơn, Hoàng Mai , Hải Vân, Hà Tiên1, Hà Tiên 2, là đơn vị chủ chốt thị trường xi măng Việt Nam  phải đảm nhiệm trách nhiệm bình ổn thị trường xi măng Việt Nam.

Như chúng ta đã biết, với trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đối với sản xuất xi măng, việc cải tiến, thay đổi qui trình công nghệ và công suất sản phẩm là hoàn toàn có thể. Nhưng nguồn tài nguyên chỉ có hạn và đang dần cạn kiệt, chúng ta không thể thay đổi được đặc tính của thân quặng nguyên liệu, và hơn nữa, nguyên liệu thô lại là loại nguyên liệu không thể tái tạo được.

Vì vậy, những đòi hỏi về điều tra, thăm dò, mỏ rộng và quản lý nguồn nguyên liệu thô cho sản xuất xi măng để nâng cao hiệu quả việc khai thác, sử dụng theo phương pháp hiện đại, tiên tiến là hết sức cấp thiết.

Trong khuôn khổ bài viết này, người viết giới thiệu sơ bộ về thực trạng quản lý nguyên liệu thô của các mỏ trực thuộc VICEM và đưa ra một số ý kiến đóng góp để cải thiện vấn đề này.

1) Giới thiệu sơ lược về tình trạng về công tác quản lý nguyên liệu thô hiện tại của các mỏ trực thuộc VICEM.

Điều tra và thăm dò vùng nguyên liệu cho sản xuất xi măng: Nhìn chung, những công việc này đều phải thực hiện theo đúng Tiêu chuẩn phân cấp trữ khoáng sản-1997 và Qui định về phân cấp trữ lượng tài nguyên khoáng sản rắn của Bộ Tài nguyên Môi trường-Số 06/2006 QD-BTNMT. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế, các quy định bố trí mạng lưới các công trình thăm dò còn cứng nhắc, chưa linh hoạt nên rất khó thay đổi mạng lưới thăm dò (tại phương án thăm dò địa chất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) để phù hợp với sự biến động địa chất thực tế trong quá trình thăm dò,  cũng như việc đánh giá hoạt động địa chất của nguồn nguyên liệu chưa thực sự khoa học, chưa chi tiết. Do vậy, độ tin cậy của các kết quả khảo sát thăm dò với mức độ tin cậy chưa đủ  và thiếu các dữ liệu phục vụ cho công tác thiết kế mỏ và quản lý nguyên liệu thô.
 

Các hoạt động mỏ: Hệ thống khai thác mỏ chủ yếu là Khai thác theo lớp bằng, mỏ được tiến hành khai thác lần lượt từ trên xuống dưới. Trong trường hợp gặp đá phi nguyên liệu trong quá trình khai thác, chúng được thải loại bỏ trực tiếp mà trước đó chưa được dự kiến để xét xem khả năng tận dụng phối trộn với các khối chất lượng cao. Thực tế, tại một số mỏ đá đã phải thải bỏ khoảng 5%-10% tổng công suất sản phẩm khai thác mỏ. Đối với việc khai thác đá vôi, hàng năm nếu tính gộp tổng khối lượng, các mỏ phải thải từ 1,1 triệu tấn tới 2,0 triệu tấn đá phi nguyên liệu, nếu chi phí cho thải 1 tấn đá này khoảng 1,2 USD thì hằng năm phải trả chi phí từ 1,2 Triệu USD đến 2,4 Triệu USD. Ngoài ra, hằng năm các mỏ còn phải tiêu tốn một lượng chi phí lớn cho việc xử lý các vấn đề liên quan tới hang hốc cactơ để nâng cao mức độ an toàn lao động.

Thiết kế mỏ: Trên cơ sở kết quả báo cáo thăm dò khảo sát địa chất với độ tin cậy chưa cao, những nhà thiết kế mỏ lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế khai thác mỏ. Nhìn chung, các bản thiết kế mỏ nguyên liệu xi măng của phía Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu có bản thiết kế được cơ quan thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở pháp lý để xin cấp giấy phép khai thác mỏ, mới chỉ đáp ứng được việc khai thác, cung cấp đủ sản lượng đất đá để không phải dừng lò vì thiếu đá, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu khai thác ngắn hạn, dài hạn, phối trộn các khối để cung cấp nguyên liệu với chất lượng ổn định, tối ưu để giảm giá thành xi măng.

Quản lý nguyên liệu thô: Nhìn chung, các công ty thành viên của VICEM chưa áp dụng các  chương trình quản lý nguyên liệu thô. Những thông tin, hồ sơ về nguồn nguyên liệu chủ yếu được lưu giữ bởi đơn vị khai thác, đó là những số liệu rời rạc, chưa mang tính hệ thống và logic.  Hệ quả tất yếu là rất khó khăn cho việc kiểm soát quá trình hoạt động mỏ, xử lý đá phi nguyên liệu, kế hoạch khai thác mỏ, công tác an toàn và kế hoạch đóng cửa mỏ.

ximang.vn st

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?