Nghiên cứu sử dụng đá vôi có hàm lượng MgCO3 cao để sản xuất clinker xi măng
» Các mỏ đá vôi để sản xuất clinker thường có đá vôi chất lượng tốt và đá vôi lẫn các tạp chất, nhiều nhất vẫn là MgCO3. Khi hàm lượng MgCO3>5%. Quá trình khai thác đá vôi thường phải tách bỏ những vỉa đá có lẫn hàm lượng MgCO3 cao, dẫn đến lãng phí tài nguyên và tăng chi phí khai thác. Nghiên cứu này đã sử dụng CaF2, CaSO4 và tăng hàm lượng Fe2O3 trong phối liệu để ổn định hàm lượng MgO trong khoáng và trong pha thủy tinh. Kết quả đạt được, có thể sản xuất clinker xi măng portland với hàm lượng MgO lên đến 8,82% vẫn đảm bảo các tính chất cơ lý của xi măng.
Nghiên cứu sử dụng đuôi quặng OTC làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng
» Nghiên cứu sử dụng đuôi quặng OTC trong sản xuất xi măng vừa giúp thay thế nguồn quặng sắt đang ngày càng thiếu hụt, đồng thời là giải pháp để tiêu thụ lượng phế thải này. Bài viết trình bày các kết quả nghiên cứu về sử dụng đuôi quặng OTC làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng. Kết quả cho thấy, khi thay thế tỷ lệ từ 0 - 100% quặng sắt, các chỉ tiêu lượng nước tiêu chuẩn và thời gian đông kết được cải thiện, đối với chỉ tiêu cường độ có xu hướng giảm từ 0 - 10%. Khi đối chiếu với yêu cầu kỹ thuật của TCVN 2682, mẫu xi măng sử dụng đến 100% đuôi quặng OTC thay thế vẫn hoàn toàn đáp ứng tốt các mức yêu cầu kỹ thuật và theo phân loại đạt mức PC40.
Ảnh hưởng của hỗn hợp DEG và DEIPA đến quá trình nghiền và một số tính chất của xi măng portland
» Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh ảnh hưởng của hỗn hợp diethyl glycol (DEG) và diethanolisopropanolamine (DEIPA) với khi sử dụng từng phụ gia này riêng lẻ tới quá trình nghiền và một số tính chất của xi măng portland. Hàm lượng phụ gia trợ nghiền là 0,01% DEG và hỗn hợp (0,005% DEG + 0,005% DEIPA). Các tính chất được khảo sát bao gồm: thời gian nghiền, phân bố kích thước hạt, nước tiêu chuân, thời gian đông kết, và cường độ nén ở 1, 3, 7, 28 ngày tuổi.
Khảo sát các tính chất của đá bazan làm phụ gia hoạt tính trong sản xuất xi măng
» Nghiên cứu khảo sát các tính chất của phụ gia khoáng hoạt tính đá bazan để đánh giá phù hợp trong sản xuất xi măng. Đá bazan có trữ lượng lớn, phân bố rộng khắp Việt Nam, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong xây dựng, góp phần tích cực vào việc phát triển kết cấu hạ tầng, vật chất kỹ thuật của nền kinh tế và thúc đẩy quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Kết quả nghiên cứu tính chất đá phế thải bazan góp phần nâng cao hiệu suất và chất lượng của sản phẩm xi măng.
Nghiên cứu sử dụng cấp phối xỉ thép gia cố xi măng - tro bay làm móng đường ô tô
» Trong bài viết này, tác giả sử dụng cấp phối xỉ thép thay thế cấp phối đá dăm trong cấp phối gia cố. Đồng thời, hàm lượng tro bay từ 10 - 30% cũng được thêm vào với vai trò là phụ gia. Kết quả thí nghiệm xác định cường độ chịu nén, cường độ chịu kéo khi ép chẻ và mô đun đàn hồi của cấp phối xỉ thép gia cố xi măng - tro bay cho thấy có thể dùng vật liệu này làm móng của đường ô tô. Cấp phối gia cố với hàm lượng tro bay 30% có thể dùng làm lớp móng trên cho đường tất cả các cấp.
Ảnh hưởng của xỉ lò cao đến tính chất của xi măng
» Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng xỉ lò cao đến các tính chất của xi măng cho thấy lượng nước tiêu chuẩn có xu hướng giảm không đáng kể, từ 28% xuống còn 27,6% khi thay xi măng bằng 60% xỉ lò cao. Thời gian bắt đầu đông kết và thời gian kết thúc đông kết của xi măng đều kéo dài hơn khi dùng xỉ lò cao thay thế cho xi măng. Cường độ nén giảm dần ở tuổi 3 và 7 ngày khi tăng hàm lượng xỉ lò cao, lần lượt từ 36,82 MPa xuống 13,3 MPa và 43,5 MPa xuống 25,2 MPa. Ở tuổi 28 ngày, cường độ nén của các mẫu thay đổi không đáng kể, đặc biệt với tỷ lệ thích hợp (dùng 30% xỉ lò cao thay cho xi măng) sẽ có cường độ nén lớn nhất (54,8 MPa).
Phụ gia thu giữ CO2 trong quá trình sản xuất bê tông
» Trong bài viết này, Tim Sperry, Công ty Carbon Limit, sẽ trình bày cách thức kết hợp công nghệ thu giữ khí trực tiếp (DAC) với quá trình khoáng hóa carbon có thể giúp giảm thiểu dấu chân carbon liên quan tới quá trình sản xuất xi măng và bê tông.