Khảo sát tại một số đơn vị xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho thấy, chủ đầu tư dù biết vật liệu không nung tốt cho môi trường và được Chính phủ khuyến khích dùng, song có 3 điểm chính khiến nhiều người vẫn cảm thấy e ngại do giá thành cao hơn vật liệu nung, chưa thực sự an tâm về chất lượng dòng sản phẩm mới này và phải thay đổi toàn bộ thiết bị, kỹ thuật xây dựng.
Giá và chất lượng
Giá bán và chất lượng của vật liệu không nung vẫn luôn là vấn đề các nhà thầu công trình quan tâm nhất. Theo các chủ thầu, nếu đưa vật liệu không nung vào sử dụng, giá thành sẽ cao hơn, trong khi chủng loại, số lượng trên thị trường hiện nay chưa nhiều và đa dạng để chọn lựa. Bên cạnh đó, không ít chủ thầu còn tỏ ra băn khoăn lo lắng về chất lượng của dòng vật liệu xanh không đảm bảo theo yêu cầu của công trình, nên đa phần vẫn chọn dòng vật liệu nung truyền thống. Chỉ những công trình Nhà nước bắt buộc gắt gao phải dùng vật liệu không nung, họ mới sử dụng.
![]()
Vật liệu không nung chỉ được số ít doanh nghiệp tư nhân dùng xây dựng nhà xưởng.
Ông Phạm Anh Dương, Giám đốc Công ty TNHH An Dương ở phường Tam Hiệp (TP.Biên Hòa), cho biết, Công ty nhận nhiều công trình lớn của các Công ty tư nhân đều không dùng vật liệu không nung vì khi so sánh thấy giá thành cao hơn vật liệu nung.
Cũng theo ông Dương, muốn các công trình từ lớn đến nhỏ sử dụng vật liệu không nung nhiều thì điều đầu tiên là sản phẩm phải rẻ hơn hoặc tương đương vật liệu nung, mẫu mã đa dạng, phong phú và chất lượng đảm bảo. Còn việc thay đổi về kỹ thuật xây dựng với các nhà thầu không mấy khó khăn.
Hiện nay, nhiều nhà thầu vẫn ngại dùng vật liệu không nung trong các công trình vốn nhà nước vì yêu cầu sử dụng còn buông lỏng nên doanh nghiệp không chấp hành. Nếu quy định thật nghiêm, các chủ thầu sẽ dùng vật liệu không nung, ông Ngô Thế Ân, Phó chủ tịch UBND huyện Long Thành cho hay.
Thay đổi thói quen
Lộ trình của Chính phủ là đến 31/12/2017 sẽ chấm dứt hoạt động của các lò sản xuất gạch nung, gồm lò thủ công, lò đứng, lò vòng (lò Hoffman). Hiện nay, Đồng Nai có 126 lò gạch nung bị đóng cửa, nhu cầu sử dụng gạch trên địa bàn tỉnh khoảng 1,3 tỷ viên/năm, trong đó gạch không nung sản xuất khoảng 130 triệu viên/năm. Nếu cuối năm 2017, đóng cửa tất cả các lò gạch nung thì Đồng Nai sẽ cần khoảng 1 tỷ viên gạch không nung/năm để xây dựng các công trình. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp có ý định đầu tư vào lĩnh vực vật liệu không nung.
![]()
Nhiều lò gạch Hoffman tại TP.Biên Hòa sẵn sàng đóng cửa chuyển sang làm vật liệu không nung nhưng mong muốn được hỗ trợ vốn để chuyển đổi.
Bà Nguyễn Thị Lan, chủ doanh nghiệp sản xuất gạch nung Phước Đạt ở ấp 1, xã An Hòa (TP.Biên Hòa) nói, doanh nghiệp của tôi đang sản xuất 500 ngàn viên gạch nung/tháng, theo yêu cầu hết năm 2017 sẽ phải ngưng hoạt động. Đây là quy định của Chính phủ, chúng tôi chấp hành nhưng chỉ mong tỉnh có chính sách hỗ trợ tốt để doanh nghiệp có thể chuyển sang làm gạch không nung. Tuy nhiên, điều bà Lan băn khoăn và mong muốn là khi đã chấm dứt hoạt động các lò gạch nung thì phải làm đồng loạt ở tất cả các tỉnh, thành. Như vậy, những doanh nghiệp đầu tư vật liệu không nung sản xuất ra mới có thị trường tiêu thụ.
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh, nếu các doanh nghiệp có điều kiện chuyển đổi dần sang vật liệu không nung từ bây giờ, không nên đợi đến hạn chót. Tới đây, tỉnh sẽ quy định cụ thể buộc các công trình vốn Nhà nước phải dùng vật liệu không nung, nếu không sử dụng sẽ không nghiệm thu công trình.
Trước những thông tin e dè về chất lượng vật liệu không nung, Phó giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Thanh Lâm khẳng định: “Một số công trình trên địa bàn tỉnh đã sử dụng vật liệu không nung và chất lượng hơn hẳn vật liệu nung. Vật liệu không nung còn có ưu điểm vượt trội là cách âm, cách nhiệt tốt, tận dụng được phế thải của ngành công nghiệp nhiệt điện, thân thiện với môi trường”.
Giá bán và chất lượng của vật liệu không nung vẫn luôn là vấn đề các nhà thầu công trình quan tâm nhất. Theo các chủ thầu, nếu đưa vật liệu không nung vào sử dụng, giá thành sẽ cao hơn, trong khi chủng loại, số lượng trên thị trường hiện nay chưa nhiều và đa dạng để chọn lựa. Bên cạnh đó, không ít chủ thầu còn tỏ ra băn khoăn lo lắng về chất lượng của dòng vật liệu xanh không đảm bảo theo yêu cầu của công trình, nên đa phần vẫn chọn dòng vật liệu nung truyền thống. Chỉ những công trình Nhà nước bắt buộc gắt gao phải dùng vật liệu không nung, họ mới sử dụng.

Vật liệu không nung chỉ được số ít doanh nghiệp tư nhân dùng xây dựng nhà xưởng.
Ông Phạm Anh Dương, Giám đốc Công ty TNHH An Dương ở phường Tam Hiệp (TP.Biên Hòa), cho biết, Công ty nhận nhiều công trình lớn của các Công ty tư nhân đều không dùng vật liệu không nung vì khi so sánh thấy giá thành cao hơn vật liệu nung.
Cũng theo ông Dương, muốn các công trình từ lớn đến nhỏ sử dụng vật liệu không nung nhiều thì điều đầu tiên là sản phẩm phải rẻ hơn hoặc tương đương vật liệu nung, mẫu mã đa dạng, phong phú và chất lượng đảm bảo. Còn việc thay đổi về kỹ thuật xây dựng với các nhà thầu không mấy khó khăn.
Hiện nay, nhiều nhà thầu vẫn ngại dùng vật liệu không nung trong các công trình vốn nhà nước vì yêu cầu sử dụng còn buông lỏng nên doanh nghiệp không chấp hành. Nếu quy định thật nghiêm, các chủ thầu sẽ dùng vật liệu không nung, ông Ngô Thế Ân, Phó chủ tịch UBND huyện Long Thành cho hay.
Thay đổi thói quen
Lộ trình của Chính phủ là đến 31/12/2017 sẽ chấm dứt hoạt động của các lò sản xuất gạch nung, gồm lò thủ công, lò đứng, lò vòng (lò Hoffman). Hiện nay, Đồng Nai có 126 lò gạch nung bị đóng cửa, nhu cầu sử dụng gạch trên địa bàn tỉnh khoảng 1,3 tỷ viên/năm, trong đó gạch không nung sản xuất khoảng 130 triệu viên/năm. Nếu cuối năm 2017, đóng cửa tất cả các lò gạch nung thì Đồng Nai sẽ cần khoảng 1 tỷ viên gạch không nung/năm để xây dựng các công trình. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp có ý định đầu tư vào lĩnh vực vật liệu không nung.

Nhiều lò gạch Hoffman tại TP.Biên Hòa sẵn sàng đóng cửa chuyển sang làm vật liệu không nung nhưng mong muốn được hỗ trợ vốn để chuyển đổi.
Bà Nguyễn Thị Lan, chủ doanh nghiệp sản xuất gạch nung Phước Đạt ở ấp 1, xã An Hòa (TP.Biên Hòa) nói, doanh nghiệp của tôi đang sản xuất 500 ngàn viên gạch nung/tháng, theo yêu cầu hết năm 2017 sẽ phải ngưng hoạt động. Đây là quy định của Chính phủ, chúng tôi chấp hành nhưng chỉ mong tỉnh có chính sách hỗ trợ tốt để doanh nghiệp có thể chuyển sang làm gạch không nung. Tuy nhiên, điều bà Lan băn khoăn và mong muốn là khi đã chấm dứt hoạt động các lò gạch nung thì phải làm đồng loạt ở tất cả các tỉnh, thành. Như vậy, những doanh nghiệp đầu tư vật liệu không nung sản xuất ra mới có thị trường tiêu thụ.
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh, nếu các doanh nghiệp có điều kiện chuyển đổi dần sang vật liệu không nung từ bây giờ, không nên đợi đến hạn chót. Tới đây, tỉnh sẽ quy định cụ thể buộc các công trình vốn Nhà nước phải dùng vật liệu không nung, nếu không sử dụng sẽ không nghiệm thu công trình.
Trước những thông tin e dè về chất lượng vật liệu không nung, Phó giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Thanh Lâm khẳng định: “Một số công trình trên địa bàn tỉnh đã sử dụng vật liệu không nung và chất lượng hơn hẳn vật liệu nung. Vật liệu không nung còn có ưu điểm vượt trội là cách âm, cách nhiệt tốt, tận dụng được phế thải của ngành công nghiệp nhiệt điện, thân thiện với môi trường”.
Tại Đồng Nai, đã có hơn 30 công trình vốn Nhà nước dùng vật liệu không nung, như: ký túc xá 3 tầng Trường cao đẳng y tế Đồng Nai, Trường tiểu học Phước An (huyện Nhơn Trạch), trụ sở làm việc Công an xã Tam Phước (TP.Biên Hòa)... Ông Nguyễn Thanh Lâm cho hay, thực tế, nhà đầu tư e ngại giá cả tăng khi chuyển sang dùng vật liệu không nung, song kiểm tra cho thấy, khi công trình dùng toàn bộ vật liệu không nung sẽ giảm được giá thành vì kết cấu vật liệu không nung nhẹ, giảm chi phí xây dựng móng và đẩy nhanh tiến độ thi công. |
Quỳnh Trang (TH)