Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Nghiên cứu thử nghiệm

Phát minh “gỗ trong suốt” thân thiện với môi trường thay thế kính

16/04/2019 4:25:42 PM

Các nhà nghiên cứu hé lộ đã chuyển đổi gỗ để sản xuất một vật liệu không chỉ cứng mà còn trong suốt chắn hơn so với gỗ truyền thống và thân thiện với môi trường hơn nhựa. Trong tương lai, gỗ trong suốt có thể thay thế kính, với ưu điểm tiết kiệm chi phí điều hòa nhiệt độ và tiết kiệm năng lượng.

Mới đây, các nhà khoa học tại trường Đại học Maryland, College Park của Mỹ đã sáng chế ra một loại gỗ trong suốt siêu việt. Đây là loại gỗ trong suốt, chắc chắn hơn so với gỗ truyền thống và thân thiện với môi trường hơn nhựa. Trong tương lai, gỗ trong suốt có thể thay thế kính, với ưu điểm tiết kiệm chi phí điều hòa nhiệt độ và tiết kiệm năng lượng.

Các nhà nghiên cứu nói rằng vật liệu này có thể được sử dụng để xây dựng các ngôi nhà tiết kiệm năng lượng và họ hy vọng sẽ phát triển một phiên bản có thể phân hủy sinh học để tăng thêm tín chỉ thân thiện với môi trường như vật liệu thay thế cho nhựa, thủy tinh hoặc thậm chí là xi măng.

“Chúng tôi đã chuẩn bị một loại vật liệu đa chức năng – có thể truyền ánh sáng rất tốt và cũng có thể lưu trữ nhiệt. Chúng tôi kết hợp hai chức năng này trong một vật liệu”, Céline Montanari thuộc Viện Công nghệ Hoàng gia KTH ở Stockholm phát biểu tại buổi họp mặt mùa xuân của Hiệp hội Hóa học Mỹ ở Orlando.

Gỗ là vật liệu xây dựng từ hàng nghìn năm nay. Khi các nhà kiến trúc và kĩ sư tìm kiếm một chất liệu xây dựng dẻo dai, thân thiện với môi trường hơn, nghiên cứu của họ đã phát hiện ra một vật liệu không thể ngờ tới. Trong một thế giới nơi mà kiến trúc đô thị hiện đại đã phụ thuộc quá nhiều vào kính và thép, gỗ trong suốt với khả năng tự phân hủy sinh học có thể sẽ mang đến một cuộc cách mạng trong thiết kế cũng như giảm chi phí sưởi ấm và lượng nhiên liệu tiêu thụ.


Gỗ trong suốt trở nên đục hơn (phải) khi nó giải phóng nhiệt được lưu trữ
.

Nhóm nghiên cứu đã sản xuất vật liệu dựa trên công trình trước đó: sử dụng gỗ balsa đã loại bỏ lignin – thành phần mang lại cho gỗ độ cứng và màu sắc. Acrylic, không phân hủy sinh học và không thấm nước, được đưa vào các mô còn lại để lấp đầy các lỗ nhỏ li ti hình thành trong quá trình loại bỏ lignin và các mạch rỗng vận chuyển nước trong cây. Theo Montanari, điều này không chỉ duy trì cấu trúc gỗ mà còn khôi phục độ cứng và cải thiện tính chất quang học. Kết quả cuối cùng là một chất liệu gỗ mờ.

Trong công trình mới nhất, acrylic được trộn với một chất khác thẩm thấu tốt vào gỗ là polyethylen glycol (PEG). Điểm thiết yếu là PEG cũng có một tính năng khác: hấp thụ năng lượng và tan chảy khi được nung nóng nhưng cứng lại và giải phóng năng lượng khi nhiệt độ giảm.

Nhóm nghiên cứu cho biết đặc tính này có nghĩa là vật liệu của họ khi được làm ấm sẽ chuyển từ bán trong suốt thành trong suốt, có thể được sử dụng để xây dựng các tòa nhà tiết kiệm năng lượng hơn, thu năng lượng được từ mặt trời vào ban ngày và sử dụng trong nhà vào ban đêm.

Montanari cho biết “100g vật liệu gỗ trong suốt này với [PEG] bên trong có thể hấp thụ tới 8.000 Jun nhiệt, về cơ bản tương ứng với công suất 1 W [bóng đèn] tạo ra trong hai giờ”, và nói thêm rằng các loại PEG tan chảy ở nhiệt độ khác nhau nên nhóm nghiên cứu có thể điều chỉnh tính chất của gỗ trong suốt tùy theo ứng dụng.

Vật liệu có chứa các chất có thể lưu trữ và giải phóng nhiệt theo cách như vậy không phải là một ý tưởng mới trong ngành xây dựng, vốn có nhiều loại vật liệu được chào hàng là hình thức cách nhiệt mới để giảm tiêu thụ năng lượng. Nhưng nhóm nghiên cứu cho biết cách tiếp cận của họ rất khác vì sử dụng một vật liệu tự nhiên nên cũng làm giảm nhu cầu về vật liệu gốc dầu và phát thải liên quan đến CO2.

Tuy nhiên, Giáo sư vật liệu và xã hội Mark Miodownik thuộc Đại học College London, người không tham gia nghiên cứu, cảnh báo việc thiết kế vật liệu có thể phân hủy sinh học sẽ làm cho gỗ kém bền với môi trường hơn.

“Chúng tôi cần vật liệu xây dựng là các bể chứa carbon và vì vậy chúng cần có đặc tính có thể tái chế và tái sử dụng được chứ không phải là phân hủy sinh học”. Miodownik cũng nói thêm rằng một khả năng cho loại gỗ mới là được thu hồi từ các tòa nhà và sử dụng trong các dự án mới, tương tự theo cách thép được sử dụng trong “xây dựng theo mô đun”.

Cũng theo Miodownik, vật liệu này dường như mới là một giải pháp tìm kiếm cho một vấn đề, tuy nhiên, đây cũng là cách tiếp cận mà nhiều vật liệu đã được phát minh trong quá khứ.

ximang.vn (TH/ The Guardian)

 

Các tin khác:

Tận dụng túi ni lông bỏ đi để làm gạch lát nền ()

Gạch lát nền vừa bền vừa dẻo từ cát và túi ni lông ()

Vật liệu cách nhiệt nhẹ hơn bông ()

Sản xuất VLXD từ tro bay bằng công nghệ geopolymer bán khô ()

Loại vữa giúp kim tự tháp Ai Cập nguyên vẹn suốt 4.500 năm ()

Nghiên cứu tái sử dụng bột nhựa thải từ quá trình sản xuất bo mạch điện tử làm gạch bê tông xây dựng ()

Vữa siêu bền làm từ cơm nếp của người Trung Quốc cổ ()

Roscosmos (Nga) nghiên cứu sử dụng đất đá trên mặt trăng để sản xuất vật liệu xây dựng ()

Bê tông tự vá lành vết nứt trong vài ngày ()

Cà rốt làm tăng tính kết dính của xi măng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?