Tính toán hệ số phát thải đặc trưng quốc gia cho sản xuất xi măng tại Việt Nam
» Kết quả kiểm kê khí nhà kính ngành Xây dựng năm 2022 ước tính toàn ngành phát thải hơn 100 triệu tấn CO₂tđ, trong đó sản xuất xi măng chiếm 80% tổng lượng phát thải. Các kết quả kiểm kê được tính bằng cách sử dụng các hệ số phát thải mặc định của IPCC. Nghiên cứu này ước tính hệ số phát thải khí nhà kính đặc trưng quốc gia cho hoạt động sản xuất xi măng tại Việt Nam.
Phát triển VLXD ngoài Trái Đất từ gạch vi sinh từ regolith và vi khuẩn đất
» Nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học Ấn Độ (IISc) đã phát triển một loại vật liệu xây dựng mới từ regolith kết hợp vi khuẩn đất, có khả năng tự phục hồi, mở ra hướng tiếp cận bền vững và tiết kiệm cho xây dựng hạ tầng trên Mặt Trăng.
Gạch sinh học từ nấm và tre - Giải pháp cách nhiệt xanh cho vùng nhiệt đới
» Một loại vật liệu xây dựng mới lấy cảm hứng từ tự nhiên kết hợp giữa nấm sò và vụn tre tái chế vừa được các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore (NTU Singapore) phát triển. Loại gạch sinh học này hứa hẹn trở thành giải pháp cách nhiệt thân thiện với môi trường, đặc biệt phù hợp với khí hậu nóng ẩm của các vùng nhiệt đới.
Bước đột phá trong tái chế bê tông làm tăng độ bền, giúp giảm khí thải
» Nhóm nghiên cứu từ Đại học Princeton (Mỹ) và Đại học São Paulo (Brazil) đã đạt được một bước tiến quan trọng trong tái chế bê tông. Họ đã phát triển một phương pháp giúp biến bê tông phế thải thành vật liệu mới có độ bền cao hơn mà vẫn giảm đáng kể lượng khí thải CO₂. Phát minh này có tiềm năng cách mạng hóa ngành Xây dựng, một trong những lĩnh vực gây ô nhiễm lớn nhất toàn cầu.
Vật liệu mới giải quyết tình trạng thiếu cát và giảm thiểu ô nhiễm từ sản xuất xi măng
» Các nhà khoa học tại Đại học Northwestern (Mỹ) đang phát triển một loại vật liệu mới có thể giúp giải quyết tình trạng thiếu cát và giảm thiểu ô nhiễm từ ngành công nghiệp xi măng. Vật liệu này được tạo ra từ nước biển, điện và CO₂, mang đến một phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường hơn.
Công nghệ mới giúp tối ưu hóa sản xuất xi măng bền vững
» Ngành công nghiệp xi măng đang trải qua quá trình chuyển đổi mạnh mẽ nhằm giảm tác động đến môi trường. Một nghiên cứu mới từ Heidelberg Materials đã cung cấp những hiểu biết quan trọng về cách điện khí hóa và công nghệ thu giữ carbon (CCS) có thể thay đổi quá trình sản xuất xi măng, giúp ngành này trở nên bền vững hơn.
Chế tạo thành công bê tông siêu nặng cản phóng xạ
» Trước nhu cầu ngày càng cao về vật liệu che chắn bức xạ trong các công trình như phòng xạ trị, phòng chụp X-quang hay lò phản ứng hạt nhân, nhóm nghiên cứu của TS. Tăng Văn Lâm (Trường Đại học Mỏ - Địa chất) đã chế tạo thành công bê tông siêu nặng cản phóng xạ. Thành công này mở ra hướng đi mới cho ngành vật liệu xây dựng Việt Nam, giúp nâng cao an toàn bức xạ và tận dụng nguồn tài nguyên trong nước.