Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Nghiên cứu thử nghiệm

Bê tông uốn cong giúp chống chịu động đất

11/03/2020 9:05:09 AM

Các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Swinburne ở Melbourne (Úc) đã phát triển một công nghệ mới có thể giúp bê tông “uốn cong” trở thành một vật liệu chủ đạo trong tương lai. Ngoài ra, nhờ tận dụng chất thải của các nhà máy than và sợi tổng hợp nên nó còn có thể giúp giảm lượng khí thải carbon trong tương lai, khi nó được ứng dụng rộng rãi trong ngành vật liệu xây dựng.

Thử nghiệm khả năng chịu lực của bê tông thông thường và bê tông uốn cong. Video: Đại học Công nghệ Swinburne.

Thay vì dùng xi măng truyền thống, loại bê tông mới sử dụng tro bay - sản phẩm thải của các nhà máy nhiệt điện than - để làm chất kết dính, kết hợp với các sợi sợi polymer tổng hợp, cho phép duy trì những vết nứt gãy nhỏ như sợi tóc mà không bị vỡ thành từng mảnh. 

Bê tông uốn cong trên thực tế không phải là một khái niệm mới. Nó được phát triển lần đầu tiên bởi Victor Li, Giáo sư kỹ thuật dân dụng và môi trường tại Đại học Michigan, Mỹ vào đầu những năm 1990, nhưng không được sử dụng rộng rãi do chi phí quá cao (đắt gấp 4 lần bê tông thông thường).

Vật liệu do nhóm nghiên cứu từ Đại học Công nghệ Swinburne ở Melbourne, Australia phát triển được mô tả là sản xuất theo quy trình tiết kiệm chi phí hơn và đặc biệt thân thiện với môi trường.

Do không cần nung đá vôi để chế tạo xi măng, quá trình sản xuất bê tông uốn cong mới tiêu thụ năng lượng ít hơn 36%, đồng thời phát thải khí nhà kính carbon dioxide thấp hơn 76% so với bê tông truyền thống, theo Tiến sĩ Behzad Nematollahi, một trong những nhà nghiên cứu chính tại Đại học Công nghệ Swinburne.

Các thử nghiệm thực tế còn cho thấy, khi chịu cùng một lực tác động, bê tông từ tro bay và sợi polymer tổng hợp cho khả năng uốn cong gấp 400 lần bê tông thông thường, khiến vật liệu trở nên lý tưởng để sử dụng ở những khu vực thường xuyên xảy ra động đất như Nhật Bản và New Zealand.

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Construction and Building Materials.  
 
ximang.vn (TH/ VnExpress)

 

Các tin khác:

Tìm hiểu những đặc tính của bê tông linh hoạt ()

Gạch bê tông có thể tự vá lành và sinh sôi ()

Biến bao bì nhựa sử dụng một lần thành gạch lát ()

Sản xuất bê tông nhựa từ xỉ thép phế thải ()

Ấn Độ: Chế tạo gạch từ rác thải nhựa ()

Các nhà khoa học nghiên cứu thành công loại bê tông mới bền bỉ hơn ()

Đức nghiên cứu vật liệu xây dựng thích ứng với khí hậu Việt Nam ()

Xi măng giúp ánh sáng có thể tràn vào nhà ()

Phương pháp mới sản xuất xi măng xanh không gây phát thải ()

Lần đầu tiên chế tạo được xi măng trên vũ trụ ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?