Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

Xi măng Quang Sơn: Thành công từ ứng dụng công nghệ cao

11/10/2013 3:23:59 PM

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, việc ứng dụng những thành tựu công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất diễn ra mạnh mẽ và có những bước đột phá. Đối với công nghệ sản xuất xi măng là lĩnh vực đòi hỏi mức độ chính xác và an toàn cao, giải pháp tự động hoá có thể coi là tất yếu trong việc giải quyết những yêu cầu công nghệ cũng như đảm bảo sự an toàn và vận hành liên tục của nhà máy. Trước thực tiễn đó, Xi măng Quang Sơn đã chú trọng đầu tư công nghệ, nhằm nâng cao năng lực sản xuất.

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH MTV Xi măng Quang Sơn là một trong những thành viên của Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu xi măng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từ năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định cho phép đầu tư xây dựng dây chuyền với tổng số vốn đầu tư hơn 3.500 tỷ đồng, công suất thiết kế 4.000 tấn clanhke/ngày, tương đương 1,51 triệu tấn xi măng/năm thực hiện tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.



Tính cho đến thời điểm này thì Xi măng Quang Sơn được đầu tư với dây chuyền hiện đại nhất trong số 12 tỉnh thành phía Bắc. Hệ thống dây chuyền thiết bị của Nhà máy với công nghệ lò quay, tiên tiến nhất được cung cấp bởi các hãng nổi tiếng trên thế giới trong lĩnh vực chế tạo thiết bị sản xuất xi măng tại Pháp và các nước thuộc nhóm G7. Đặc biệt, tại công đoạn nghiền xi măng được trang bị hệ thống máy nghiền kép Horomill của hãng Fcb.Ciment (Cộng hoà Pháp) lần đầu tiên được sử dụng ở Việt Nam. Đây là các thiết bị thế hệ mới đang được sử dụng trong các nhà máy xi măng lớn trên thế giới, có khả năng đáp ứng được mọi yêu cầu công nghệ, đảm bảo năng suất ổn định, tuổi thọ cao. Dây chuyền sản xuất chính cũng như các công đoạn phụ trợ đều được cơ khí hoá, tự động hoá mức độ cao, sản xuất ra sản phẩm có chất lượng và năng suất, giảm mức tiêu hao nhiên vật liệu. Cùng với việc tiết kiệm điện năng, giảm chi phí trong quá trình vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm nên Xi măng Quang Sơn sẽ có giá thành cạnh tranh hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Mặc dù triển khai xây dựng trong giai đoạn suy thoái kinh tế, giá cả vật tư nguyên vật liệu tăng đột biến, lãi suất ngân hàng tăng cao... nhưng với sự nỗ lực của CBCNV, cùng với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp Việt Nam, Nhà máy Xi măng Quang Sơn đã từng bước hoàn thành. Tháng 9/2009, dây chuyền sản xuất được đưa vào chạy thử và sản phẩm của Nhà máy chính thức có mặt trên thị trường. Với các dòng sản phẩm PCB30, PCB40, PC40, PC50 và clanhke Cpc50 có mặt trên mỗi công trình đã đánh dấu một bước đầu tư công nghệ với quy mô lớn. Có thể nói, đây là kết quả lớn lao được kết tinh từ tinh thần và trí lực của các cán bộ, chuyên gia, kỹ sư, công nhân lao động tham gia thực hiện dự án.

Năm 2012, Công ty tiêu thụ được 800.000 tấn sản phẩm, tương đương 55% công suất thiết kế. Dù sản lượng tiêu thụ không cao, nhưng Nhà máy cũng đạt được những thành công nhất định, tạo đà cho sự phát triển của năm 2013, cụ thể: hệ thống bán lẻ được củng cố, phát triển; sản phẩm xi măng của Công ty đã tạo được uy tín với các nhà sản xuất bê tông, các chủ đầu tư cũng như tư vấn thiết kế, tư vấn kỹ thuật... Xi măng Quang Sơn luôn là sản phẩm được lựa chọn sử dụng cho các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng, thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông trên khắp 12 tỉnh, thành phố phía Bắc: Dự án Núi Pháo (Đại Từ - Thái Nguyên), Dự án Nhiệt Điện An Khánh –Thái Nguyên; Tổ hợp công nghệ cao Samsung (do Tập đoàn Samsung - Hàn Quốc xây dựng tại Bắc Ninh)... Ngoài ra, xi măng Quang Sơn còn được sử dụng tại các trạm bê tông thương phẩm như Bê tông Việt Cường, Bê tông Thái Nguyên (Thái Nguyên); Bảo Quân (Vĩnh Phúc); MêKông Thăng Long, A&P; UDIC; Việt Hàn (Hà Nội)...

Với đà phát triển đó, năm 2013, Công ty TNHH MTV Xi măng Quang Sơn lập kế hoạch tiêu thụ 1.050.000 tấn sản phẩm, bẳng 70% công suất thiết kế. Để thực hiện mục tiêu, Công ty đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát triển thị trường, trong đó chú trọng xây dựng thương hiệu mang tính chiến lược lâu dài là kết hợp với các nhà sản xuất bê tông thương phẩm. Tháng 4/2013, được sự ủng hộ của Tổng Công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam, Công ty Xi măng Quang Sơn đã hợp tác với Tập đoàn A&P - nhà cung cấp bê tông thương phẩm chuyên nghiệp cho các dự án lớn để thành lập Công ty Cổ phần bê tông A&P Quang Sơn. Cũng ngay trong tháng 4, Công ty đã lắp đặt một trạm trộn bê tông công suất 90m3 tại Km 25, Quốc lộ 3 (Phổ Yên - Thái Nguyên) để cung cấp bê tông thương phẩm cho Dự án Samsung tại khu công nghiệp Yên Bình (Phổ Yên) và khu vực dân sinh từ TP. Thái Nguyên đến Sóc Sơn (Hà Nội).

Ông Lê Văn Ký, Giám đốc Công ty cho biết, đạt được thành tích trên, bên cạnh những yếu tố quyết định như công nghệ hiện đại, đội ngũ CBCNV lành nghề, Công ty đã tập trung thực hiện hàng loạt biện pháp như: Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, giữ chất lượng sản phẩm ổn định. Bên cạnh đó, Công ty giảm tối đa các định mức tiêu hao vật tư, nguyên liệu, điện...; Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy trình công nghệ, quy trình vận hành, các quy chế quản lý, duy trì và quản lý có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000. Công tác an toàn và chăm lo đến mức cao nhất đời sống người lao động cũng được quan tâm đặc biệt. Các phong trào thi đua lao động giỏi, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được liên tục phát động. Từ các phong trào này đã xuất hiện nhiều sáng kiến, nhiều tấm gương lao động giỏi, sáng tạo. Cho đến nay, các CBCNV đã đóng góp 135 ý tưởng để từ đó phát triển thành các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và áp dụng trong hoạt động sản xuất, làm lợi hàng chục tỷ đồng cho Nhà máy.

Nhằm tăng cường công tác đầu tư cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, Giám đốc Công ty TNHH MTV Xi măng Quang Sơn, ông Lê Văn Ký cho biết, trong thời gian tới, Công ty sẽ tập trung nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới giảm tiêu hao năng lượng, đảm bảo môi trường. Đây là một trong những mục tiêu mà Xi măng Quang Sơn đã và đang tiến hành.

Theo VCCI *

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?