Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

Tập đoàn SCG: Đặt niềm tin vào Việt Nam

03/09/2013 5:23:13 PM

SCG đang coi Việt Nam là thị trường trọng điểm trong chiến lược mở rộng đầu tư tại Đông Nam Á.

>> SCG sẽ là doanh nghiệp hàng đầu ASEAN  

Ông Kan Trakulhoon, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn SCG cho biết, Việt Nam luôn là thị trường quan trọng trong chiến lược kinh doanh trong khu vực ASEAN của SCG kể từ khi SCG bắt đầu đầu tư tại Việt Nam năm 1992 cho tới nay.
   
      
    Ông Kan Trakulhoon, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn SCG    

“Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào thị trường đầy hứa hẹn này với 3 ngành chủ lực là xi nămg - vật liệu xây dựng, giấy và hóa chất”, ông Kan Trakulhoon nhấn mạnh.

Hiện nay, SCG đang làm ăn rất hiệu quả tại Việt Nam với 19 cơ sở, tổng tài sản là 615 triệu USD, doanh thu bán hàng trung bình năm là 419 triệu USD và 6.500 nhân viên. Năm 2012, SCG Việt Nam đã đạt mức doanh thu bán hàng là 6.739 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2011.

Nửa đầu năm nay, nhờ kinh doanh tốt hơn, nên doanh thu bán hàng tại Việt Nam của SCG đã đạt 4.899 tỷ đồng (230 triệu USD), tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái.

Gần đây nhất, vào tháng 12/2012, SCG đã bỏ ra 5.120 tỷ đồng (240 triệu USD) để mua lại 85% cổ phần của Công ty cổ phần Tập đoàn Prime - nhà sản xuất gạch lát lớn thứ 5 thế giới và là nhà sản xuất vật liệu xây dựng hàng đầu Việt Nam. Việc mua lại Prime là một bước đi chiến lược để củng cố lợi thế cạnh tranh của SCG trong khu vực ASEAN.

Đánh giá về thị trường Việt Nam, ông Kan nhận định, Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể về môi trường đầu tư - kinh doanh. “Giờ đây, Việt Nam là một nền kinh tế đang nổi, có dân số đông và năng động, môi trường kinh doanh tốt. Đặc biệt, chúng tôi nhìn thấy những nỗ lực góp phần xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN của Việt Nam. Trong bối cảnh này, Việt Nam hội tụ nhiều thuận lợi cho các kế hoạch đầu tư tới đây của chúng tôi”, ông nói thêm.

Hiện nay, SCG cũng đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư khác tại Việt Nam, bao gồm cả việc tham gia vào một dự án dầu mỏ, với số vốn khổng lồ, lên tới 4,5 tỷ USD.

Cụ thể, vào năm ngoái, SCG và Công ty Thai Plastics and Chemicals (TPC) đã liên doanh với Công ty QPI Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) để đầu tư dự án hóa dầu này tại Việt Nam. Theo đó, SCG nắm 28% cổ phần, TPC nắm 18% cổ phần. Số lượng cổ phần còn lại thuộc về các doanh nghiệp Việt Nam. Dự kiến, dự án này sẽ được đưa vào hoạt động sau vài năm nữa.

Ngoài việc đầu tư mạnh mẽ tại Việt Nam, SCG đang tiếp tục mở rộng kinh doanh sang các thị trường của khu vực Đông Nam Á khác. Năm 2012, SCG đã đầu tư xây dựng thêm một số nhà máy ở Indonesia, bao gồm 1 nhà máy sản xuất xi măng có công suất 1,8 triệu tấn/năm, 1 nhà máy sản xuất bê tông trộn sẵn có công suất 2,2 triệu m3/năm và 1 nhà máy sản xuất bê tông nhẹ có công suất 6 triệu m3/năm.

Tại Campuchia, SCG đã tăng công suất của 1 nhà máy sản xuất xi măng lên 1,9 triệu tấn/năm từ mức ban đầu là 1 triệu tấn/năm. Đồng thời, SCG mở rộng đầu tư tại Philippines bằng cách tăng gần gấp đôi cổ phần tại Công ty Mariwasa - Siam Ceramics Inc. từ 46% lên 83%. Đây là nhà máy sản xuất gạch lát hàng đầu của Philippines.

Mới đây, Chính phủ Myanmar đã phê duyệt dự án xây dựng nhà máy xi măng của SCG. Dự án này sẽ đáp ứng nhu cầu xi măng ngày một tăng tại thị trường này, đồng thời tăng năng lực của SCG về xi măng và vật liệu xây dựng trong khu vực ASEAN.

Về kết quả kinh doanh năm 2012 của SCG trong khu vực Đông Nam Á, không kể Thái Lan, doanh thu bán sản phẩm đạt 20.805 tỷ đồng (khoảng 1,004 tỷ USD), chiếm 8% tổng doanh thu của Tập đoàn, tăng 39% so với năm 2011. Tổng giá trị tài sản của SCG trong khu vực ASEAN, không kể Thái Lan, là 36.867 tỷ đồng (khoảng 1,805 tỷ USD), chiếm 14% tổng tài sản của Tập đoàn.

Riêng thị trường Thái Lan, gần đây nhất, SCG đã đầu tư và nắm giữ 31% cổ phần trong Công ty Siam Global House Public Company Limited, nhằm tham gia vào ngành bán lẻ các sản phẩm vật liệu xây dựng. Đây là mô hình hoạt động có tăng trưởng cao nhờ phong cách tiêu dùng của khách hàng thay đổi.

SCG nỗ lực tăng cường khả năng và cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh tại Thái Lan và khu vực ASEAN.

>> Bí quyết của người thâu tóm Prime
>> 6 tháng đầu năm 2013, SCG đạt lợi nhuận 13.371 tỷ đồng
>> Triết lý "kinh tế vừa đủ" của Tập đoàn trăm tuổi SCG

Theo Báo Đầu tư *

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?