Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp xi măng điêu đứng vì dư thừa và hạ giá quá mức

09/01/2013 11:08:05 AM

Theo dự báo của Hiệp hội Xi măng Việt Nam, năm 2013 việc tiêu thụ xi măng nội địa chỉ có thể tăng khoảng 5-8%, tương đương với 48-49 triệu tấn, chỉ bằng mức tiêu thụ của năm 2011.

Nhìn chung, năm 2013 vẫn là một năm khó khăn với ngành xi măng do thị trường bất động sản vẫn trầm lắng. Tuy Chính phủ dự kiến năm 2013 sẽ dành khoảng 10.000 tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới và lộ trình xây dựng đường giao thông bê tông cũng đang được triển khai; nhưng vẫn chưa giải tỏa được nguồn cung xi măng đang dư thừa.

Để khắc phục khó khăn, mở rộng xuất khẩu, Hiệp hội Xi măng khuyến cáo các doanh nghiệp sản xuất xi măng phải thống nhất với nhau để giữ giá xuất khẩu clinke, xi măng ngang bằng giá khu vực (trong năm 2012 đã có một số công ty hạ giá quá mức, gây bất lợi trong cạnh tranh).

Bên cạnh đấy, Thứ trưởng Bộ Xây dụng Nguyễn Trần Nam cũng cho rằng trong thời gian tới, ngành xi măng cần phải tập trung vào giải quyết 3 vấn đề chính như: đẩy mạnh xuất khẩu, cắt giảm chi phí và sắp xếp lại doanh nghiệp.

Theo đó, đối với tăng cường xuất khẩu, điểm mấu chốt là Hiệp hội xi măng phải thống nhất được giá bán và cũng có thể Hiệp hội đứng ra phân chia thị trường, phân chia sản lượng để xuất khẩu có hiệu quả. Hơn nữa, tại một số nhà máy đầu tư dây chuyền hiện đại nhưng mức tiêu hao cao hơn mức trong dự án. Mặt khác, số lượng người lao động đông đã đẩy chi phí lên cao… dẫn đến lực cạnh tranh kém, cần phải cắt giảm lại chi phí. Đối với việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, ngành xi măng cần thành lập các Tổng công ty, doanh nghiệp lớn để hình thành các thương hiệu lớn, tăng sức cạnh tranh.


Năm 2012, sản lượng xi măng tiêu thụ nội địa thấp chỉ còn 45,5 triệu tấn, giá bán giảm, doanh số bán hàng giảm nhưng giá đầu vào như điện, than, xăng, dầu liên tục tăng. Cộng thêm chi phí vốn, lãi suất ngân hàng tăng cao đã làm cho tình hình tài chính của các doanh nghiệp xi măng lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn.

Theo đó, năm 2012 chỉ có khoảng 1/3 công ty xi măng trong toàn ngành sản xuất kinh doanh có lãi ở mức thấp. Phần lớn các doanh nghiệp còn lại sản xuất kinh doanh hòa vốn, chỉ đảm bảo cuộc sống cho người lao động, giữ công ty ở mức duy trì, tồn tại. Một số doanh nghiệp bị thua lỗ nặng nề và có nguy cơ chuyển hướng hoạt động, một số phải chuyển nhượng một phần vốn, tài sản cho nhà đầu tư nước ngoài như: Xi măng Chinfon, Thăng Long…

Trong 2012, toàn ngành đã xuất khẩu trên 8,5 triệu tấn xi măng và clinke, tăng khoảng 30% so với năm 2011.Tính chungcả lượng clanhke, xi măng xuất khẩu 8,5 triệu tấn với lượng xi măng tiêu thụ nội địa khoảng 45,5 triệu tấn thì năm 2012, toàn ngành đạt sản lượng tiêu thụ vào khoảng 54 triệu tấn, giảm khoảng 3,5% so với năm 2011.

Theo Hà Nội mới

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?