Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chân dung

Doanh nghiệp vật liệu kỳ vọng gói đầu tư công 700.000 tỷ

22/05/2020 9:24:57 AM

Nếu hoạt động đầu tư công “tiêu hết” gói gói vốn khoảng 700.000 tỷ đồng trong năm nay như chỉ đạo của Chính phủ thì 6 tháng cuối năm sẽ là giai đoạn thăng hoa của ngành vật liệu xây dựng nói chung. 

Sản lượng và doanh thu giảm

Theo số liệu thống kê và báo cáo nhanh từ các Hiệp hội như Xi măng, Gốm sứ xây dựng, Thủy tinh và Kính xây dựng… cùng báo cáo tài tính của một số doanh nghiệp, lĩnh vực vật liệu xây dựng trong quý I/2020 chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.

Cụ thể, sản xuất xi măng trong quý đầu năm 2020 đạt sản lượng khoảng 19,55 triệu tấn, giảm 11,4% so với cùng kỳ năm 2019. Sản lượng tiêu thụ cũng chỉ ở mức 17,85 triệu tấn, giảm 20,9%. Do tiêu thụ chậm, lượng tồn kho bình quân toàn ngành sản xuất xi măng đã tăng lên 4,8 triệu tấn, tăng 135,3% và gấp 2,35 lần so với cùng kỳ năm 2019. Lượng xi măng xuất khẩu cũng ở chỉ mức 6,6 triệu tấn, giảm 21,4%.

Cùng chung khó khăn là lĩnh vực gốm sứ xây dựng với sản lượng sản xuất gạch ốp lát đạt 120,5 triệu m2, giảm 7,3% so với cùng kỳ và lượng tiêu thụ đạt 55 triệu m2, giảm tới 52,2%. Đáng chú ý, lượng tồn kho gạch ốp lát tăng tới 98,1%, tương đương 158,5 triệu m2; Các sản phẩm sứ vệ sinh có sản lượng sản xuất đạt 4,5 triệu sản phẩm, giảm 6,2% với lượng tiêu thụ 2 triệu sản phẩm, giảm 37,5%, đưa con số tồn kho lên 6,5 triệu sản phẩm, tăng 150% so với cùng kỳ.

Đối với lĩnh vực kính xây dựng, sản lượng sản xuất trong quý I đạt 55,8 triệu m2 quy tiêu chuẩn (QTC), giảm 4,2% so với cùng kỳ. Sản lượng tiêu thụ đạt 14,8 triệu m2 QTC, giảm 61,5% và tồn kho 91,4 triệu m2 QTC, tăng tới 292%.

Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tình hình sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép trong nước quý I/2020 có mức tăng trưởng âm lần lượt là -6% và -12,4% so với cùng kỳ năm 2019. Về nhập khẩu, do ảnh hưởng của chuỗi cung ứng, các thị trường trên thế giới đều nằm trong tình trạng kiểm soát bệnh dịch, khiến nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của ngành thép bị gián đoạn, đặc biệt là các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Cụ thể, báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Thép Biên Hòa (VCA - UpCOM) ghi nhận mức doanh thu thuần khoảng 470,5 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ. Đồng thời, các loại chi phí tăng cao, khiến lãi ròng của VCA chỉ đạt gần 7,9 tỷ đồng, giảm 18,6% so với cùng kỳ 2019.


Ngành vật liệu hy vọng vào các công trình hạ tầng lớn.

Tương tự, Công ty Cổ phần Thép Việt Ý (VIS - sàn HOSE) cũng ghi nhận mức lỗ 41 tỷ đồng trong quý I/2020, tăng so với khoản lỗ 33,6 tỷ đồng của cùng kỳ, nâng tổng lũy kế lên 586 tỷ đồng.Trong khi doanh thu thuần đạt khoảng 756 tỷ đồng, giảm 26,5% so với cùng kỳ. Trong khi đó giá vốn xấp xỉ bằng doanh thu, nên Thép Việt Ý hầu như không ghi nhận lãi gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Kỳ vọng gói đầu tư công 700.000 tỷ đồng

Lý giải về sự sụt giảm cả về sản lượng lẫn doanh thu trong thời gian qua, các doanh nghiệp trong ngành đều có chung một quan điểm rằng do chịu tác động của dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, do thị trường bất động sản và xây dựng chững lại khiến cho thị trường vật liệu xây dựng gặp nhiều khó khăn.

Hiện tại, dịch bệnh đang được kiểm soát tốt, mọi hoạt động gần như đã trở lại bình thường, thị trường bất động sản cũng đang được “cởi trói”, nên các chuỗi cung ứng liên quan như xây dựng, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng sẽ trở lại nhanh chóng.

Mặt khác, với chỉ đạo rốt ráo của Chính phủ về việc phải đảm bảo hoàn thành kế hoạch đầu tư công với gói vốn khoảng 700.000 tỷ đồng đã đem lại hy vọng cực lớn cho các doanh nghiệp vật liệu. Bởi các công trình đầu tư công thường “ngốn” một lượng cực lớn các mặt hàng vật liệu cơ bản như xi măng, cát sỏi, sắt thép. Nếu điều này diễn ra, 6 tháng cuối năm sẽ là giai đoạn thăng hoa của ngành vật liệu xây dựng nói chung.

Nhằm chuẩn bị tốt cho kế hoạch phục hồi, một số doanh nghiệp đã chủ động lên kế hoạch để sẵn sàng đón đầu “cuộc chơi” mới hậu Covid-19. Trong đó, đẩy mạnh đầu tư công nghệ, chú trọng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm là giải pháp tối ưu mà nhiều doanh nghiệp vật liệu xây dựng quan tâm hướng tới.

Trao đổi với ông Trịnh Nhiên, Giám đốc Công ty Cổ phần Vật liệu xanh Đại Dũng cho biết, kế hoạch của Công ty trong thời gian tới sẽ là mở rộng sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm.

Cụ thể, theo ông Nhiên, sản phẩm của Công ty trong thời gian tới sẽ không đơn thuần chỉ là những viên gạch không nung dùng để xây nhà, lát nền công viên, hay xây tường rào… mà sẽ là các sản phẩm có thể sử dụng tại các công trình lớn như nhà ga sân bay, bãi đỗ ô tô, xe tải hoặc container, thậm chí là bến cảng.

Để làm được điều này, sản phẩm mới phải vừa đảm bảo tính thẩm mỹ nhưng vẫn đạt đầy đủ các tiêu chí về chất lượng. Theo đó, cần phải mở rộng nhà máy sản xuất và đầu tư trang thiết bị mới cho phù hợp, ông Nhiên nói.

Đại diện Công ty Đại Dũng cho biết thêm, sự bùng phát của dịch bệnh chỉ làm chậm quá trình phát triển của dòng vật liệu không nung. Từ trước đến nay, cơ hội phát triển cho ngành vật liệu xây dựng, cụ thể là vật liệu không nung luôn rất lớn. Tuy nhiên, chỉ những doanh nghiệp có tiềm lực và phải được sự hỗ trợ của nhà nước thì mới có thể phát triển nhanh được.

Đối với ngành xi măng, ông Baptiste Legeret, Giám Đốc Thương Mại của Xi măng INSEE cho biết, về mặt chiến lược vẫn không thay đổi. Công ty sẽ tiếp tục duy trì định hướng kinh doanh theo tuyên ngôn thương hiệu “Vững Xây Cuộc Sống”. Do đó tất cả các hoạt động đều hướng đến mục tiêu này.

Điều đó có nghĩa là INSEE sẽ tiếp tục đầu tư vào các công nghệ tiên tiến như hệ thống thu hồi nhiệt thải trong các nhà máy để tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trong sản xuất hoặc tăng thêm nhiên liệu thay thế thông qua Giải pháp quản lý chất thải Ecocycle.

Một khía cạnh quan trọng trong chiến lược là phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường với hàm lượng clinker thấp. Một trong những sản phẩm này là xi măng chống phèn Mặn INSEE Extra Durable được nghiên cứu và phát triển chuyên biệt môi trường xâm nhập mặn. Đây là sản phẩm có  tính ứng dụng cao và chúng tôi tự tin rằng chúng tôi có thể góp phần giảm thiểu tác động của vấn đề hạn mặn tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, ông Baptiste Legeret nói và cho biết thêm, INSEE sẽ tiếp tục nghiên cứu kế hoạch đầu tư vào nâng công suất sản xuất clinker tại nhà máy Hòn Chông của chúng tôi để tự cung cấp clinker, cũng như đầu tư nâng công suất sản xuất xi măng tại nhà máy Thị Vải nhằm mục tiêu mở rộng thị trường.

Để tháo gỡ khó khăn cho nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng đã tập hợp ý kiến của nhiều doanh nghiệp, hội, hiệp hội nghề nghiệp và đề nghị một số hình thức hỗ trợ như được giảm thuế VAT xuống còn 5%, giảm lãi suất vay ngân hàng; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hoãn, lùi thời hạn nộp thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu,tiền thuê đất, bảo hiểm xã hội...

Bên cạnh đó, việc cải cách thủ tục hải quan cũng rất cần thiết, nhằm đảm bảo thông quan hàng hóa xuất khẩu nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, các địa phương cũng cần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tiếp tục có chương trình phù hợp nhằm kích cầu, tăng tiêu dùng nội địa. Bản thân các doanh nghiệp giai đoạn này cần chủ động tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu mới để mở rộng hoặc thay thế thị trường cũ.

ximang.vn (TH/ Đầu tư BĐS)

 

Các tin khác:

Xi măng Đồng Bành chủ động khôi phục đẩy mạnh sản xuất ()

Doanh nghiệp gạch không nung đang dần trở lại sau dịch Covid-19 ()

Vicem Hải Phòng thực hiện tốt lời Bác dạy, phát huy truyền thống xây dựng doanh nghiệp vững mạnh ()

Doanh thu quý I Công ty Xi măng Phúc Sơn giảm mạnh ()

Quý I/2020: Lợi nhuận của SCG giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái ()

Hưng Yên: Gỡ khó cho các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng ()

Thái Nguyên: Doanh nghiệp ổn định sản xuất trở lại trong giai đoạn chống dịch mới ()

Chi hội CCB Công ty Vicem Hoàng Thạch luôn thắp sáng phẩm chất bộ đội Cụ Hồ ()

Vicem chủ động gỡ khó, tiết kiệm toàn diện vượt qua đại dịch ()

Thái Nguyên: Doanh nghiệp xi măng dần bắt nhịp lại sản xuất ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?