Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bài học kinh nghiệm

Nâng cao chất lượng hệ thống logistics với ngành xi măng

24/09/2016 10:00:33 AM

Thực tế, trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp xi măng đã tập trung phát triển hệ thống phân phối khá tốt thông qua các chính sách ưu đãi, hỗ trợ tối đa cho hệ thống phân phối, đại lý nhằm tăng sản phẩm tiêu thụ và tăng thị phần, tăng độ phủ, tăng tính cạnh tranh và nâng cao uy tín thương hiệu. Nhưng đây là mặt hàng nặng, vận chuyển khó khăn, tốn nhiều nhân lực, thời gian, chi phí vận tải nên vấn đề nâng cao chất lượng hệ thống logistics với ngành xi măng là yêu cầu bức thiết.

Nhận xét về logistics của ngành xi măng, lãnh đạo một doanh nghiệp xi măng cho rằng, việc làm các thủ tục, các vấn đề lưu trữ, kho bãi tương đối thuận lợi vì doanh nghiệp có thể tự làm hoặc thuê lại. Nhưng khó khăn lớn nhất là vận tải. Chi phí vận tải lớn, sản phẩm nặng, bốc dỡ, vận chuyển khó khăn, đặc biệt từ khi siết chặt tải trọng xe thì chi phí vận tải tăng đáng kể, ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm xi măng.

Là đất nước có đường bờ biển dài, hệ thống sông ngòi tương đối phong phú, thuận lợi cho phát triển vận tải đường thủy nhưng những năm qua, việc phát triển hệ thống hạ tầng đường thủy để vận chuyển xi măng bị “lãng quên”, chưa thực sự xứng đáng với tiềm năng, lợi thế. Nhà nước đã mở rộng đường vận tải ven biển từ Bắc vào Nam nhưng với ngành đặc thù là sản phẩm nặng, chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết như xi măng thì cần có đội tàu chuyên dụng chất lượng, cần có cảng chuyên dụng phục vụ bốc dỡ và kho bãi lưu trữ, trung chuyển sản phẩm.
 

Hệ thống logistics đường thủy để vận chuyển xi măng vẫn chưa được khai thác tốt.

Trong khi vận tải đường thủy còn hạn chế thì vận tải đường bộ hay tàu hỏa vẫn chiếm đa số trong cơ cấu vận chuyển xi măng trên toàn quốc, mặc dù những đơn hàng có khối lượng lớn trên 50 tấn thì việc xin giấy phép hay thuê xe chuyên dụng không đơn giản. Hệ thống đường sắt chưa phát triển kịp thời, việc tháo dỡ tại các ga, cảng phải được trang bị, việc tạo điểm chứa trung gian chưa làm được nên còn bị động khiến việc vận chuyển khó khăn.

Để logistics ngành xi măng phát triển mạnh và tốt hơn trong thời gian tới, theo Chủ tịch Hội đồng thành viên VICEM Lương Quang Khải, việc phân bố mạng lưới nhà máy và cơ sở trạm nghiền phù hợp giúp giảm chi phí vận tải, đáp ứng nhanh, kịp thời yêu cầu của khách hàng là rất cần thiết.

Nói về chiến lược phát triển logistics của VICEM, ông Khải cho rằng, các nguồn cấp xi măng đến 1 địa điểm phải đa dạng và chất lượng, phải phối hợp chặt chẽ giữa các điểm giao hàng để chủ động được thời gian.

Theo Chủ tịch Hội đồng Thành viên VICEM, với một đất nước có tới trên 3000 km bờ biển, địa hình, khí hậu đa dạng, nơi đường bộ tốt, nơi đường sông tốt, nhưng thời tiết cũng khá phức tạp… như ở Việt Nam thì các nhà cung cấp cần có kịch bản phù hợp, bố trí trạm trung chuyển tiếp nhận ở cự ly phù hợp để đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng thời gian nhanh đến tay người tiêu dùng.

Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi quy cách đóng gói, bao bì sản phẩm để phù hợp thực tế, sử dụng các công cụ cơ giới hóa để giảm lao động phổ thông và sức người bốc vác, trung chuyển. Tích cực sử dụng công cụ hỗ trợ là hệ thống công nghệ thông tin, phối hợp chính sách, giá thành giải quyết logistics để giảm chi phí giao hàng và nâng cao khả năng đáp ứng để sản phẩm VICEM đến được mọi công trình, trong mọi điều kiện thời tiết trên khắp vùng miền của Tổ quốc trong thời gian sớm nhất, chất lượng đảm bảo tốt nhất… là chiến lược toàn VICEM đang tích cực triển khai thực hiện.

Bích Ngọc (TH/ Xây dựng)

 

Các tin khác:

Tuyên Quang: Doanh nghiệp xi măng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật ()

6 vấn đề trọng tâm của ngành sản xuất vật liệu xây dựng ()

Giải quyết vướng mắc trong việc di dời nhà máy Xi măng Long Thọ ()

Giải pháp quản trị hiệu quả trong sản xuất xi măng (P2) ()

Giải pháp quản trị hiệu quả trong sản xuất xi măng (P1) ()

SCIC không dễ thoái toàn bộ vốn tại YBC ()

Tháo gỡ khó khăn trong công tác thoái vốn đầu tư ngoài ngành tại các DN xây dựng ()

Kết quả kinh doanh trái ngược trong ngành thép ()

Quỹ tích lũy trả nợ thay các doanh nghiệp xi măng ()

Đầu tư xi măng không mỉm cười với HUD ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?