Trên cơ sở hiện trạng ngành xi măng hiện nay, để đáp ứng đòi hỏi của sự
phát triển ngành xi măng Việt Nam, cùng đồng hành với xu hướng phát triển
của xi măng thế giới. Định hướng phát triển của xi măng Việt Nam, được
thể hiện qua các quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong các quy hoạch
phát triển. Tuy nhiên cần làm rõ hơn các, tạo cách nhìn lạc quan, không
tách rời khỏi điều kiện thực tế.
>> Công nghệ sản xuất của ngành xi măng Việt Nam
Hiện nay bức tranh ngành xi măng Việt Nam đã khá rõ, đan xen giữa màu sáng tối, phản ánh trình độ công nghệ, quy mô công suất các dây chuyền khác nhau.
Những căn cứ định hướng được nêu trong quy hoạch chủ yếu đặt ra cho việc kiểm soát đầu tư. Có thể nói rằng các dây chuyền sản xuất xi măng được đầu tư hiện nay và tương lai sẽ thuộc loại công nghệ tiên tiến, quy mô công suất vừa và lớn.
Trong quá trình đầu tư, tiếp tục xuất hiện những công nghệ mới theo hướng hoàn thiện tất cả các khâu công nghệ hiện có. Nhìn chung, ngành công nghiệp xi măng Việt Nam trong thời gian 5-10 năm tới sẽ tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
Thứ nhất, dần loại bỏ các dây chuyền quy mô nhỏ công nghệ lạc hậu, bằng cách tự nguyện sáp nhập vào các dây chuyền công suất lớn, từ đó tiến hành đầu tư chiều sâu, cải tạo công nghệ, mở rộng quy mô công suất. Một số dây chuyền thuộc loại này sẽ bị xóa bỏ, hoặc được đầu tư lại với quy mô lớn, công nghệ hiện đại. Điều kiện để hình thành sự thay đổi là do sức cạnh tranh kém của công nghệ lạc hậu và sự ô nhiễm môi trường vượt quá mức cho phép. Quá trình này diễn ra chậm nhưng là quy luật khách quan đã từng diễn ra với công nghệ xi măng lò đứng.
![]()
Dự án xi măng có công suất dưới 2.500 tấn clinker/ngày sẽ không được cấp phép đầu tư xây dựng nhằm đảm bảo công nghệ tiên tiến, tiết kiệm tối đa nguyên nhiên liệu, năng lượng.
Thứ hai, đầu tư hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện. Mặc dù hiện nay đang gặp khó khăn về nguồn vốn mới có 3 dây chuyền ở Việt Nam được đầu tư công nghệ này, nhưng hiệu quả đã rõ ràng ở trong nước và nước ngoài. Đây là xu hướng đầu tư mà thế giới đã và đang tiến hành có hiệu quả. Tính đến thời điểm hiện nay, toàn thế giới đã đầu tư 850 dây chuyền phát điện tận dụng nhiệt khí thải trong sản xuất xi măng, trong đó Trung Quốc 739 dây chuyền, Ấn Độ 26, Nhật Bản 24, Thái Lan 12, châu Âu 7, châu Mỹ 5,… Đầu tư dây chuyền phát điện tận dụng nhiệt khí thải vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa mang lại hiệu quả môi trường, giảm bớt bụi phát thải, giảm phát thải nhiệt ra môi trường. Dự kiến tổng lượng điện phát từ nhiệt khí thải trong lĩnh vực xi măng của Việt Nam sẽ đạt công suất khoảng 240MW.
Thứ ba, thay đổi, bổ sung nguồn nhiên liệu, nguyên liệu từ phế thải, rác thải. Việt Nam hiện có nguồn phế thải, rác thải rất lớn và sẽ còn tăng lên trong tương lai. Nguồn phế thải rác thải từ tro nhiệt điện, từ công nghiệp may mặc, da dày phế thải cao su, phế thải xây dựng, rác thải sinh hoạt. Đây là nguồn nhiên liệu quan trọng; tro nhiệt điện đưa vào công nghiệp xi măng như là nguyên liệu thay sét và tận dụng lượng các bon còn lại trong tro để làm nhiên liệu. Theo kinh nghiệm của nhiều nước sử dụng nguồn phế thải, phế liệu rác thải có thể thay thế trên dưới 10% nhiên liệu trong sản xuất xi măng. Việc sử dụng phế thải, phế liệu làm nhiên liệu, nguyên liệu sẽ góp phần bảo vệ môi trường.
Thứ tư, đẩy mạnh việc sử dụng đá vôi làm phụ gia xi măng thay thế cho đá bazan, một số loại puzolan hiện đang sử dụng, làm tăng chất lượng xi măng, tăng hiệu quả nghiền, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh xi măng. Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng các loại vòi đốt kiểu mới, sử dụng than có chất lượng thấp hơn làm nhiên liệu, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng đước các nguồn nhiên liệu chất lượng thấp.
Thứ năm, nghiên cứu ứng dụng các thành tựu mới về công nghệ ở tất cả các khâu trong dây chuyền sản xuất để đầu tư chiều sâu. Nghiên cứu ứng dụng vòi đốt có sử dụng vật liệu ceramic chịu nhiệt, chịu mài mòn cao làm đầu vòi đốt vừa tăng tuổi thọ vòi vừa tăng được độ xoáy của dòng nhiên liệu và khí đốt (Ceramic Vortex Finder), nghiên cứu ứng dụng thiết kế mới New design of HASLE CVF để thau đổi nhiên liệu hóa thạch. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Xplate – tác động phân rã cụm phân tử thành phân tử đơn của Vương quốc Anh làm tăng hiệu quả đốt nhiên liệu.
Nghiên cứu các giải pháp sử dụng vật liệu chịu lửa tăng thời gian vận hành lò liên tục, giảm tổn thất nhiệt qua vỏ lò, bảo vệ lò và tăng hiệu quả sử dụng nhiệt tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu ứng dụng các phụ gia trợ nghiền thế hệ mới, các loại thạch cao nhân tạo,…
Thứ sáu, ứng dụng các công nghệ mới nhất trong việc cải tiến ghi làm lạnh, tăng năng suất lò, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thứ bảy, nghiên cứu đa dạng hóa chủng loại xi măng, mác xi măng, sản xuất nhiều xi măng đặc biệt, xi măng chống ăn mòn, thực hiện hiệu quả việc chống biến đổi khí hậu, giảm thiểu phát thải trong sản xuất, sản xuất clinker mác cao, coi trọng việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ nghiền giảm chi phí điện năng trong sản xuất xi măng.
Thứ tám, đẩy mạnh việc đổi mới trong quản lý vận hành nhà máy xi măng. Đây là yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng giúp cho việc vận hành sản xuất đảm bảo các chỉ tiêu tiêu hao thấp, chất lượng sản phẩm ổn định và hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng, đảm bảo cho các nhân tố giúp phát triển bền vững.
Tóm lại, ngành xi măng Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để tiếp tục phát triển công nghệ theo hướng tích cực. Tiến trình đầu tư cho thấy các dự án xi măng mới và đang được đầu tư thỏa mãn các yêu cầu đặt ra. Sự cố gắng của tất cả doanh nghiệp sẽ góp phần cho ngành xi măng Việt Nam phát triển
(Hết)
Hiện nay bức tranh ngành xi măng Việt Nam đã khá rõ, đan xen giữa màu sáng tối, phản ánh trình độ công nghệ, quy mô công suất các dây chuyền khác nhau.
Những căn cứ định hướng được nêu trong quy hoạch chủ yếu đặt ra cho việc kiểm soát đầu tư. Có thể nói rằng các dây chuyền sản xuất xi măng được đầu tư hiện nay và tương lai sẽ thuộc loại công nghệ tiên tiến, quy mô công suất vừa và lớn.
Trong quá trình đầu tư, tiếp tục xuất hiện những công nghệ mới theo hướng hoàn thiện tất cả các khâu công nghệ hiện có. Nhìn chung, ngành công nghiệp xi măng Việt Nam trong thời gian 5-10 năm tới sẽ tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
Thứ nhất, dần loại bỏ các dây chuyền quy mô nhỏ công nghệ lạc hậu, bằng cách tự nguyện sáp nhập vào các dây chuyền công suất lớn, từ đó tiến hành đầu tư chiều sâu, cải tạo công nghệ, mở rộng quy mô công suất. Một số dây chuyền thuộc loại này sẽ bị xóa bỏ, hoặc được đầu tư lại với quy mô lớn, công nghệ hiện đại. Điều kiện để hình thành sự thay đổi là do sức cạnh tranh kém của công nghệ lạc hậu và sự ô nhiễm môi trường vượt quá mức cho phép. Quá trình này diễn ra chậm nhưng là quy luật khách quan đã từng diễn ra với công nghệ xi măng lò đứng.

Dự án xi măng có công suất dưới 2.500 tấn clinker/ngày sẽ không được cấp phép đầu tư xây dựng nhằm đảm bảo công nghệ tiên tiến, tiết kiệm tối đa nguyên nhiên liệu, năng lượng.
Thứ hai, đầu tư hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện. Mặc dù hiện nay đang gặp khó khăn về nguồn vốn mới có 3 dây chuyền ở Việt Nam được đầu tư công nghệ này, nhưng hiệu quả đã rõ ràng ở trong nước và nước ngoài. Đây là xu hướng đầu tư mà thế giới đã và đang tiến hành có hiệu quả. Tính đến thời điểm hiện nay, toàn thế giới đã đầu tư 850 dây chuyền phát điện tận dụng nhiệt khí thải trong sản xuất xi măng, trong đó Trung Quốc 739 dây chuyền, Ấn Độ 26, Nhật Bản 24, Thái Lan 12, châu Âu 7, châu Mỹ 5,… Đầu tư dây chuyền phát điện tận dụng nhiệt khí thải vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa mang lại hiệu quả môi trường, giảm bớt bụi phát thải, giảm phát thải nhiệt ra môi trường. Dự kiến tổng lượng điện phát từ nhiệt khí thải trong lĩnh vực xi măng của Việt Nam sẽ đạt công suất khoảng 240MW.
Thứ ba, thay đổi, bổ sung nguồn nhiên liệu, nguyên liệu từ phế thải, rác thải. Việt Nam hiện có nguồn phế thải, rác thải rất lớn và sẽ còn tăng lên trong tương lai. Nguồn phế thải rác thải từ tro nhiệt điện, từ công nghiệp may mặc, da dày phế thải cao su, phế thải xây dựng, rác thải sinh hoạt. Đây là nguồn nhiên liệu quan trọng; tro nhiệt điện đưa vào công nghiệp xi măng như là nguyên liệu thay sét và tận dụng lượng các bon còn lại trong tro để làm nhiên liệu. Theo kinh nghiệm của nhiều nước sử dụng nguồn phế thải, phế liệu rác thải có thể thay thế trên dưới 10% nhiên liệu trong sản xuất xi măng. Việc sử dụng phế thải, phế liệu làm nhiên liệu, nguyên liệu sẽ góp phần bảo vệ môi trường.
Thứ tư, đẩy mạnh việc sử dụng đá vôi làm phụ gia xi măng thay thế cho đá bazan, một số loại puzolan hiện đang sử dụng, làm tăng chất lượng xi măng, tăng hiệu quả nghiền, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh xi măng. Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng các loại vòi đốt kiểu mới, sử dụng than có chất lượng thấp hơn làm nhiên liệu, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng đước các nguồn nhiên liệu chất lượng thấp.
Thứ năm, nghiên cứu ứng dụng các thành tựu mới về công nghệ ở tất cả các khâu trong dây chuyền sản xuất để đầu tư chiều sâu. Nghiên cứu ứng dụng vòi đốt có sử dụng vật liệu ceramic chịu nhiệt, chịu mài mòn cao làm đầu vòi đốt vừa tăng tuổi thọ vòi vừa tăng được độ xoáy của dòng nhiên liệu và khí đốt (Ceramic Vortex Finder), nghiên cứu ứng dụng thiết kế mới New design of HASLE CVF để thau đổi nhiên liệu hóa thạch. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Xplate – tác động phân rã cụm phân tử thành phân tử đơn của Vương quốc Anh làm tăng hiệu quả đốt nhiên liệu.
Nghiên cứu các giải pháp sử dụng vật liệu chịu lửa tăng thời gian vận hành lò liên tục, giảm tổn thất nhiệt qua vỏ lò, bảo vệ lò và tăng hiệu quả sử dụng nhiệt tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu ứng dụng các phụ gia trợ nghiền thế hệ mới, các loại thạch cao nhân tạo,…
Thứ sáu, ứng dụng các công nghệ mới nhất trong việc cải tiến ghi làm lạnh, tăng năng suất lò, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thứ bảy, nghiên cứu đa dạng hóa chủng loại xi măng, mác xi măng, sản xuất nhiều xi măng đặc biệt, xi măng chống ăn mòn, thực hiện hiệu quả việc chống biến đổi khí hậu, giảm thiểu phát thải trong sản xuất, sản xuất clinker mác cao, coi trọng việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ nghiền giảm chi phí điện năng trong sản xuất xi măng.
Thứ tám, đẩy mạnh việc đổi mới trong quản lý vận hành nhà máy xi măng. Đây là yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng giúp cho việc vận hành sản xuất đảm bảo các chỉ tiêu tiêu hao thấp, chất lượng sản phẩm ổn định và hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng, đảm bảo cho các nhân tố giúp phát triển bền vững.
Tóm lại, ngành xi măng Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để tiếp tục phát triển công nghệ theo hướng tích cực. Tiến trình đầu tư cho thấy các dự án xi măng mới và đang được đầu tư thỏa mãn các yêu cầu đặt ra. Sự cố gắng của tất cả doanh nghiệp sẽ góp phần cho ngành xi măng Việt Nam phát triển
(Hết)
Nguyễn Quang Cung (Chủ tịch HHXM Việt Nam)
(Theo Tạp chí VLXD)
(Theo Tạp chí VLXD)