Cùng ximang.vn điểm lại những sự kiện và vấn đề nổi bật trong tuần của ngành xi măng và các ngành, lĩnh vực có liên quan.
1. Ngày 15/9, Bộ Xây dựng đã có Thông tư số 15/2014/TT-BXD ban hành QCVN 16:2014 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng”. Theo đó, QCVN 16:2014 quy định các yêu cầu kỹ thuật phải tuân thủ đối với các sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng nêu trong Phần 2 (sau đây gọi tắt là sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng) được sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường Việt Nam.
Quy chuẩn này không áp dụng cho sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng nhập khẩu dưới dạng mẫu thử, hàng mẫu, hàng triển lãm hội chợ; hàng hoá tạm nhập tái xuất, hàng hoá quá cảnh.
2. Sáng 21/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự và phát biểu tại Lễ khánh thành Nhà máy gang thép Lào Cai ở Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Đây là nhà máy sản xuất phôi thép từ quặng sắt lớn nhất hiện nay, góp phần đáp ứng cho nhu cầu thép trong nước.
Dự án Nhà máy gang thép Lào Cai là dự án liên doanh giữa Tổng công ty thép Việt Nam, Công ty Khoáng sản Lào Cai và Tập đoàn gang thép Côn Minh Trung Quốc. Dự án được hoàn thành sau 3 năm triển khai thi công xây dựng, giai đoạn 1 có công suất 500.000 tấn phôi thép/năm.
3. Ngày 23/9, đại diện Viện Nghiên cứu công nghệ xây dựng ứng dụng IAB Weimar (Đức), Bộ KH&CN, Bộ Xây dựng, một số doanh nghiệp trong ngành vật liệu xây dựng… đã chứng kiến thực địa loại vật liệu mới này do Hiệp hội doanh nghiệp Quận Long Biên tổ chức.
4. Ngày 23/9, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1696 QĐ-TTg về một số giải pháp thực hiện xử lý tro xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất phân bón để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD).
![]()
Quyết định này quy định các nhà máy nhiệt điện, hóa chất phân bón đang hoạt động hoặc đã có quyết định đầu tư phải có phương án đầu tư xây dựng (hoặc hợp tác đầu tư) dây chuyền, thiết bị xử lý tro, xỉ, thạch cao đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và đưa vào vận hành trước năm 2020.
5. Sắp tới ngày 22/10, Hội thảo Quốc tế “Khoa học Công nghệ - Đông lực phát triển bền vững ngành vật liệu xây dựng Việt Nam” do Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam phối hợp với Vụ Khoa học Công nghệ & Môi trường (Bộ Xây dựng) tổ chức tại Cung Triển lãm Quy hoạch Quốc gia, Hà Nội.
Hội thảo nhằm triển khai hiệu quả “Chiến lược Phát triển Khoa học và công nghệ ngành Xây dựng đến năm 2020, tầm nhìn 2030” nhằm nâng cao trình độ khoa học công nghệ để phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, giảm mức tiêu hao năng lượng, đồng thời phát triển vật liệu mới, vật liệu xanh thân thiện với môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam.
Quy chuẩn này không áp dụng cho sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng nhập khẩu dưới dạng mẫu thử, hàng mẫu, hàng triển lãm hội chợ; hàng hoá tạm nhập tái xuất, hàng hoá quá cảnh.
2. Sáng 21/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự và phát biểu tại Lễ khánh thành Nhà máy gang thép Lào Cai ở Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Đây là nhà máy sản xuất phôi thép từ quặng sắt lớn nhất hiện nay, góp phần đáp ứng cho nhu cầu thép trong nước.
Dự án Nhà máy gang thép Lào Cai là dự án liên doanh giữa Tổng công ty thép Việt Nam, Công ty Khoáng sản Lào Cai và Tập đoàn gang thép Côn Minh Trung Quốc. Dự án được hoàn thành sau 3 năm triển khai thi công xây dựng, giai đoạn 1 có công suất 500.000 tấn phôi thép/năm.
3. Ngày 23/9, đại diện Viện Nghiên cứu công nghệ xây dựng ứng dụng IAB Weimar (Đức), Bộ KH&CN, Bộ Xây dựng, một số doanh nghiệp trong ngành vật liệu xây dựng… đã chứng kiến thực địa loại vật liệu mới này do Hiệp hội doanh nghiệp Quận Long Biên tổ chức.
Trên cơ sở hợp tác nghiên cứu chuyển giao công nghệ sản xuất hạt nhẹ từ các chất thải công nghiệp để làm cốt liệu nhẹ cho bê tông, vật liệu cách nhiệt, cách âm và đất giàu dinh dưỡng cho cây trồng do chính phủ Đức tài trợ.
4. Ngày 23/9, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1696 QĐ-TTg về một số giải pháp thực hiện xử lý tro xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất phân bón để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD).

Dây chuyền xử lý đồng bộ với công suất 450.000 tấn tro xỉ/năm của Công ty CP Sông Đà Cao Cường.
Quyết định này quy định các nhà máy nhiệt điện, hóa chất phân bón đang hoạt động hoặc đã có quyết định đầu tư phải có phương án đầu tư xây dựng (hoặc hợp tác đầu tư) dây chuyền, thiết bị xử lý tro, xỉ, thạch cao đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và đưa vào vận hành trước năm 2020.
5. Sắp tới ngày 22/10, Hội thảo Quốc tế “Khoa học Công nghệ - Đông lực phát triển bền vững ngành vật liệu xây dựng Việt Nam” do Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam phối hợp với Vụ Khoa học Công nghệ & Môi trường (Bộ Xây dựng) tổ chức tại Cung Triển lãm Quy hoạch Quốc gia, Hà Nội.
Hội thảo nhằm triển khai hiệu quả “Chiến lược Phát triển Khoa học và công nghệ ngành Xây dựng đến năm 2020, tầm nhìn 2030” nhằm nâng cao trình độ khoa học công nghệ để phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, giảm mức tiêu hao năng lượng, đồng thời phát triển vật liệu mới, vật liệu xanh thân thiện với môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam.
Quỳnh Trang (TH)