» Công ty Cổ phần Xi măng FICO-YTL Tây Ninh (tiền thân là TAFiCO - xi măng Fico Tây Ninh), hiện do Tập đoàn YTL Malaysia giữ cổ phần chi phối. Xi măng Fico-YTL hiện là một trong những công ty xi măng hàng đầu phía Nam có nhà máy chính đặt tại Tây Ninh và hệ thống trạm nghiền tại TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương. Xi măng FICO-YTL có cơ cấu vốn bao gồm cả nhà nước, tư nhân và nước ngoài. Do có yếu tố vốn nước ngoài chi phối nên doanh nghiệp thuộc khối NNG.
THÔNG TIN CHUNG:
1. Tên doanh nghiệp: Công ty CP Xi măng FiCO-YTL Tây Ninh (viết tắt là Fico-YTL).
2. Mã số thuế: 3900365922 (Đăng ký lần đầu 23/12/2004) và đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 11 lần, cập nhật lần gần nhất vào ngày 21/5/2021).
3. Địa chỉ:
- Văn phòng điều hành TP.Hồ Chí Minh: Tầng 26, Tòa nhà E-Town Central, 11 Đoàn Văn Bơ, P. Xóm Chiếu, TP. HCM
- Nhà máy xi măng tại Tây Ninh: Ấp Cây Cầy, Xã Tân Hòa, Tỉnh Tây Ninh
4. Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất và kinh doanh xi măng Portland, xi măng phát thải carbon thấp, vôi, thạch cao; bê tông và sản phẩm từ xi măng; khai thác đá vôi, cát, sỏi, đất sét…. Ngoài ra, Fico-YTL là công ty xử lý chất thải (xử lý rác thải không độc hại và độc hại).
5. Ngày thành lập: 23/12/2004.
6. Vốn đăng ký hoạt động: Ban đầu 525 tỷ đồng, sau điều chỉnh lên 750 tỷ đồng
7. Thông tin cổ đông
- Cổ đông tư nhân trong nước (không phải nhà nước): Chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Điển hình là Tập đoàn Xuân Cầu (doanh nghiệp của ông Tô Dũng) từng nắm 40% vốn giai đoạn đầu và được coi là cổ đông lớn nội địa. Các cổ đông cá nhân lớn ban đầu (bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, bà Phạm Hương Giang và bà Bùi Thị Thúy Hà) năm 2017 nắm tổng cộng ~ 22,7% vốn, nhưng đã thoái vốn trong đợt tập đoàn YTL mua CP vào năm 2017-2018 và hiện không còn đóng vai trò đáng kể.
- Nhà nước (doanh nghiệp nhà nước): Hiện còn một phần vốn của Nhà nước thông qua Tổng công ty VLXD số 1 (thuộc Bộ Xây dựng), khoảng 25,84% vốn. Trước đây Tcty VLXD số 1 từng chi phối tới 60% vốn, nhưng tỷ lệ này giảm sau các đợt tăng vốn và thoái vốn cho cổ đông mới.
- Nhóm cổ đông nước ngoài: Gồm chủ yếu Tập đoàn YTL (Malaysia) năm chi phối thông qua 3 tổ chức nước ngoài bao gồm: YTL Cement (Vietnam) Pte. Ltd. – Singapore, Concrete Star Ltd – Cayman, Industrial Procurement Ltd – Cayman) lần lượt nắm 50%, 30,04% và 19,96% với danh nghĩa tại một pháp nhân duy nhất là Công ty CP Đầu tư Như Anh (cổ đông nắm ~ 40% vốn Fico-YTL). Tất cả đều nằm dưới quyền kiểm soát của YTL Group. Như vậy tổng quy mô sở hữu gián tiếp của YTL tại Fico-YTL hiện vào khoảng 40% vốn điều lệ.
- Cổ đông tổ chức và cá nhân khác: Ngoài các nhóm trên, các tổ chức, cá nhân nhỏ khác hiện chiếm phần rất nhỏ. Ví dụ, một phần vốn dành cho “cổ phiếu quỹ” từng 3,13% (2017) và công đoàn chỉ 0,37%.
Hiện tại tính đến năm 2025: Fico-YTL vẫn do YTL Group kiểm soát chính (khoảng 40% vốn gián tiếp qua Như Anh Investment và các công ty con) và tập đoàn Xuân Cầu cùng Nhà nước nắm tỷ lệ còn lại. Cơ cấu cuối cùng khoảng 60% trong nước (gồm ~25% Nhà nước, phần còn lại của Xuân Cầu và tổ chức Việt Nam) và 40% nước ngoài (YTL).
8. Tổng mức đầu tư nhà máy, các hạng mục sản xuất:
Tổng mức đầu tư cho toàn bộ hệ thống nhà máy Xi măng Fico-Tây Ninh (nay là Fico-YTL) đến năm 2025 vào khoảng trên 8.000 tỷ đồng
- Dây chuyền 1 (NM chính Tây Ninh) được khởi công cuối năm 2006 và hoàn thành năm 2009. Dự án có tổng mức đầu tư được điều chỉnh khoảng 3.200–3.500 tỷ đồng. Dây chuyền 1 có công suất lò quay 4.000 tấn clinker/ngày (tương đương 1,5 triệu tấn xi măng/năm).
Dự án này thực hiện với hình thức EPC, với nhà tổng thầu cung cấp công nghệ - thiết bị chính do Viện Thiết kế xi măng Thiên Tân Trung Quốc thực hiện với phạm vi: thiết kế công nghệ và cung cấp các thiết bị như hệ thống máy nghiền, lò nung, tháp trao đổi nhiệt,... và kết hợp với chế tạo trong nước là Tổng công ty Lắp máy Lilama - Bộ Xây dựng. - Dây chuyền 2 (năm 2018) huy động để dự kiến đầu tư thêm khoảng 4.800 tỷ đồng, nhưng hiện đến năm 2025, dự án vẫn chưa ký hợp đồng giao thầu.
Bên cạnh đó, Công ty còn đầu tư xây dựng các nhà máy/trạm nghiền phụ trợ và phân phối xi măng như: Nhà máy Xi măng FICO YTL – Hiệp Phước, TP Hồ Chí Minh, Trạm phân phối Bình Dương và cảng sông Bến Kéo (năm 2008).
Nhà máy xi măng Fico-YTL với rừng cây bao quanh
9. Quá trình hình thành và phát triển
- Giai đoạn 2004 - 2006: Công ty CP Xi măng FiCO Tây Ninh (TAFiCO) được thành lập ngày 22/12/2004, là doanh nghiệp cổ phần thuộc Tổng công ty VLXD Số 1 (FICO Corp) – Bộ Xây dựng. Các cổ đông sáng lập gồm FICO, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, DIC Corp, các công ty xây lắp An Giang và Đá Hóa An.
Vốn điều lệ ban đầu 525 tỷ (sau tăng lên ~750 tỷ) cho dự án Nhà máy Xi măng Tây Ninh (công suất thiết kế 4.000 tấn clinker/ngày, tương đương 1,5 triệu tấn xi măng/năm) trên khu đất 415 ha tại ấp Cây Cầy, xã Tân Hòa, Tân Châu, Tây Ninh. - Tháng 08/2006: Công ty đã mua lại Nhà máy xi măng Phương Nam của Tổng công ty Xây dựng số 1 - Bộ Xây dựng, sau đó đổi tên thành Nhà máy xi măng FiCO và chính thức đưa ra thị trường sản phẩm mang thương hiệu xi măng FiCO. Sản phẩm chính của công ty giai đoạn đầu gồm xi măng PCB40, PCB50, xi măng đa dụng và xây tô mang thương hiệu FiCO Cement, ứng dụng công nghệ nghiền ướt của CHLB Đức.
- Ngày 28/11/2006: khởi công dây chuyền số 1, và đến 26/12/2008 chạy thử lò nung và cho ra lò tấn clinker đầu tiên, sau đó
- Ngày 30/4/2009: xuất lô xi măng FiCO đầu tiên. Nhà máy chính thức khánh thành ngày 28/12/2009.
- Năm 2010: Công ty đã mua lại gần 71% cổ phần của Công ty Cổ phần xi măng DIC - Bình Dương và đổi tên đơn vị này thành Công ty TNHH xi măng FiCO Bình Dương, trở một công ty con.
- Giai đoạn 2018 - đầu 2019: Mở rộng công suất và bắt tay YTL. Với mục tiêu tăng quy mô, ngày 24/4/2018 TAFiCO khởi công Dây chuyền số 2 – Nhà máy Xi măng Tây Ninh, tổng vốn đầu tư khoảng 4.800 tỷ đồng. Dây chuyền mới sử dụng công nghệ tiên tiến châu Âu, gồm lò nung clinker 1,4 triệu tấn/năm và hệ nghiền xi măng 1 triệu tấn/năm. Công nghệ mới cho phép sử dụng đa dạng nhiên liệu và sản xuất các chủng loại xi măng mới đáp ứng nhu cầu đa dạng. Nhưng cho đến 2025, dự án vẫn chưa hoàn thành.
- Cuối năm 2018, Công ty thu hút cổ đông chiến lược lớn khi Tập đoàn YTL (Malaysia) chính thức mua cổ phần, nắm quyền chi phối. Thương hiệu công ty được đổi thành Fico‑YTL, với bộ nhận diện thương hiệu mới công bố ngày 5/3/2019.
Sự tham gia của YTL (một tập đoàn đa quốc gia về xây dựng và vật liệu) được đánh giá như “hổ mọc thêm cánh” cho Fico-YTL, bởi kết hợp thế mạnh vốn liếng và kinh nghiệm toàn cầu của YTL với 14 năm kinh nghiệm sản xuất xi măng của đơn vị.
Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, hoạt động kinh doanh của Fico‑YTL đã có cải thiện rõ rệt: lợi nhuận EBITDA 5 tháng đầu năm tăng 6% so cùng kỳ 2018 và dự kiến năm 2019 tăng khoảng 20%. - Tháng 1/2019: công ty ra mắt dòng sản phẩm cao cấp Supreme Power – xi măng chuyên dụng cho móng, dầm, cột, sàn – được 97% nhà thầu đánh giá là tối ưu cho các công trình nền móng.
- Từ 2020 đến nay: Mở rộng công suất và phát triển bền vững. Tập trung sản xuất “xi măng xanh”, đạt nhãn xanh CO₂ thấp cho tất cả sản phẩm.
Sau khi YTL vào cuộc, Fico‑YTL tiếp tục đẩy mạnh kế hoạch tăng công suất. Đầu năm 2021, công ty được cấp chủ trương đầu tư cho Dây chuyền số 2 với công suất trên 2 triệu tấn xi măng/năm. Theo kế hoạch cập nhật, tháng 3/2024 sẽ khởi công xây dựng hệ thống lò nung Dây chuyền 2 và hoàn thành vào cuối năm 2025. Song song, công ty sẽ nâng cấp trạm nghiền Hiệp Phước (TP.HCM) và xây dựng trạm nghiền mới tại Bến Tre để tăng độ bao phủ thị trường.
10. Sản phẩm – Dịch vụ chính
- Xi măng bao: Xi măng Fico PCB40, Xi măng đa dụng Biceco, Xi măng xanh ECO: ECO, tất cả đều đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6260:2020
- Xi măng xá: Xi măng Supreme Flow; Supreme Cast; Supreme Base; Supreme Shield; Supreme Unisoil.
Cem.Info