Công nghệ sản xuất
Một số đánh giá tổng quan về Công nghệ sản xuất Xi măng tại Việt Nam
10/02/2012 10:33:58 AM
Có thể nói trong 10 năm qua, công nghệ sản xuất XM thế giới đã có những cải tiến vượt bậc. Tại VN, các tinh hoa của công nghệ cũng đã được các nhà đầu tư quan tâm ứng dụng. Nhưng các công nghệ mới đã phát huy hiệu quả hay chưa còn là điều cần xem xét.
Theo một số chuyên gia trong ngành, có thể đánh giá tổng quát về tình hình ứng dụng công nghệ sản xuất và năng lực vận hành của các nhà máy xi măng trong nước qua các luận điểm sau:- Về cơ bản đã làm chủ được các dây chuyền Công suất lò từ 3.300 tấn clinker/ngày trở lên (lò 2.500 tấn clinker/ngày hoàn toàn trong tầm tay).- Trình độ công nghệ xi măng có bước đột phá trong lĩnh vực nghiền xi măng, trong đó nổi bật là vài năm gần đây, một số dự án đã đưa vào sử dụng công nghệ nghiền HOROMILL, là công nghệ khá tối ưu (năng suất cao, tiết kiệm năng lượng, linh hoạt trong điều chỉnh cỡ hạt). Tuy nhiên cũng đã có dự án phải trả giá do thiếu kinh nghiệm khi lần đầu tiên nhập khẩu loại thiết bị này.Máy nghiền Horomill - Về công nghệ thiết bị của các lò 3.300 tấn clinker/ngày trở lên, tại VN đã đạt trình độ tiên tiến của thế giới, cho phép linh hoạt trong vận hành và hiệu chỉnh chất lượng. Có thể đốt bằng nhiều loại nhiên liệu, than, hoặc cả nhiên liệu thay thế.- Mặt khác do cơ sở hạ tầng (điện, giao thông…), trình độ vận hành, năng lực quản lý… còn yếu kém nên quá trình khai thác công nghệ thiết bị còn hạn chế; sản xuất đạt hiệu quả chưa cao. Đa số nhà máy mới đạt ở mức vận hành duy trì sản xuất bình thường, chưa có nhà máy nào đạt trình độ tối ưu. Các nhà máy thuộc Vicem tương đối ổn định hơn.- Bắt đầu có các doanh nghiệp dịch vụ được chuyên nghiệp hóa: dọn dẹp vệ sinh công nghiệp, sửa chữa thay thế vật tư phụ tùng như các doanh nghiệp hàn phục chế con lăn, bàn nghiền; hoặc nhận hợp đồng phụ trách các khâu sản xuất nào đó (như khai thác mỏ, vận chuyển, đóng bao…). - Công nghiệp sản xuất vật tư phụ tùng, spare part… ngày càng phát triển nhưng manh mún, chưa có định hướng chiến lược toàn ngành. Chất lượng phụ tùng chưa ổn định: gạch chịu lửa, bi đạn, tấm lót, vòng bi cỡ nhỏ, gầu nhỏ, băng tải… Giá thành chưa thật sự cạnh tranh.- Khả năng tiếp thu và nhận chuyển giao công nghệ thấp; đa số các kỹ sư và công nhân vận hành mất khá nhiều thời gian để thành thạo công việc.- Tại bản Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã có sự đánh giá và định hướng công nghệ khá rõ nét. Nhưng theo nhiều chuyên gia, thực tế phát triển Ngành xi măng những năm vừa qua cho thấy còn nhiều yếu tố phải xem xét thêm. Ngoài các yếu tố đã nêu trong Quy hoạch, trong giai đoạn tới, trước yêu cầu nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường chống biến đổi khí hâu, nên xem xét định hướng thiết bị công nghệ ở các khía cạnh sau:- Đảm bảo yếu tố tiết kiệm năng lượng và mục tiêu phát triển bền vững.- Hiệu suất sử dụng thiết bị cao nhưng đảm bảo tuổi thọ.- Tái sử dụng các vật tư tiêu hao như: vỏ bao, clinker phế phẩm, bi đạn…- Tận dụng tối đa nhiệt khí thải phục vụ cho phát điện, sấy,…- Sử dụng rác thải có nhiệt trị cao thay thế một phần nhiên liệu.- Dễ dàng thay thế, lắp đặt, tính phổ dụng của linh kiện, thiết bị… để giảm thiểu thời gian gián đoạn trong sản xuất khi thiết bị gặp sự cố.- Khả năng phục chế dễ dàng và hạ giá thành với các thiết bị bị mài mòn: con lăn, bàn nghiền…- Các thiết bị điều khiển thông minh, có tính toán đến khả năng sự cố hoặc gặp thảm họa như lũ lụt, động đất… có thể gây thảm họa môi trường.Từ đó cần lưu ý 2 vấn đề sau:1. Vấn đề nhập khẩu công nghệ thiết bị: Thực tế so sánh các dây chuyền sản xuất trong nước và một số hãng trên thế giới, ngành công nghiệp xi măng Việt Nam nên định hướng công nghệ và các thiết bị chính nên có xuất xứ từ các nước Công nghiệp truyền thống về xi măng (như Tây Âu, Nhật Bản). Đặc biệt Công nghệ Nhật bản có ưu điểm tiết kiệm năng lượng, tuổi thọ cao, khá thuận lợi trong vận hành, có thể được nhiệt đới hóa… khá phù hợp với điều kiện Việt Nam.2. Vấn đề tiếp nhận chuyển giao công nghệ và chủ động vận hành:Cần có đội ngũ kỹ sư có đủ trình độ chuyên môn và ngoại ngữ để tiếp thu, làm chủ được hoàn toàn thiết bị công nghệ nhập khẩu; giảm thiểu sự phụ thuộc vào nước ngoài; nhất là sau một số năm khi thiết bị đã xuống cấp, gặp sự cố hỏng hóc, phải thay thế sửa chữa…Khi hiện nay năng lực chế tạo và chủ động sửa chữa lớn của VN đã có cải thiện, cần thành lập các xi nghiệp chuyên đi sửa chữa, cải tạo… Tập hợp các kỹ sư chuyên ngành và thợ lành nghề có thể đáp ứng tốt yêu cầu sửa chữa, cải tạo của các nhà máy sản xuất.Cần có chiến lược phát triển và Tăng cường năng lực chế tạo thiết bị, vật tư của các cơ sở hiện có như Cơ khí Đông Anh, Lialama, Cơ khí 1/5, Quốc phòng,… tiến tới thay thế 1 phần thiết bị nhập khẩu (gầu nâng, vòng bi, bánh răng, con lăn, bàn nghiền, băng tải…)Khuyến khích các cơ sở trong nước phục chế (sử dụng các kỹ thuật hàn đắp công nghệ cao) các thiết bị dễ bị mài mòn (con lăn, bàn nghiền) để chủ động sửa chữa các thiết bị trên, hạ giá thành đáng kể và giảm thiểu thời gian chờ đợi so với việc đặt hàng nhập khẩu từ bên ngoài.Cần có nghiên cứu kỹ, đánh giá so sánh với trình độ công nghệ của các nước trong khu vực ASEAN. Từ đó có những giao lưu hợp tác cần thiết trong việc trao đổi học thuật, ứng dụng công nghệ mới và kinh nghiệm vận hành.%.
Xuân Tuân, ximang.vn