Bộ GTVT quyết định ứng dụng rộng rãi công nghệ làm mới mặt đường bằng
cách tái chế lại mặt đường cũ, sau một thời gian thử nghiệm thành công.
Giảm 15-20% giá thành xây dựng
Sáng 25/4, Bộ GTVT tổ chức Hội nghị “Tổng kết công tác thi công thí điểm công nghệ cào bóc tái sinh nguội tại Dự án sửa chữa, khôi phục mặt đường Quốc lộ 5”. Bộ trưởng Đinh La Thăng và các Thứ trưởng Trương Tấn Viên, Nguyễn Ngọc Đông chủ trì Hội nghị.
Tham dự có đại diện Bộ Xây dựng, các cơ quan của Bộ GTVT, Hội KHKT Cầu đường VN, trường đại học GTVT, đại học Xây dựng, các Sở GTVT, các tổng công ty, công ty trong và ngoài ngành.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, trước nhu cầu rất lớn về sửa chữa, nâng cấp mạng lưới đường bộ, Bộ GTVT đã có chủ trương đẩy mạnh ứng dụng KHCN và đã xây dựng Đề án “Tăng cường ứng dụng KHCN trong xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông”, trong đó tập trung vào các công nghệ tiên tiến, mang lại hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cao của thế giới.
![]()
Công nghệ cào bóc tái chế có rất nhiều ưu điểm về hiệu quả kinh tế - kỹ thuật và môi trường.
Công nghệ cào bóc tái chế được áp dụng rất phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Ở VN, qua quá trình kiểm nghiệm ở 1 số dự án thu được những kết quả ban đầu, Bộ GTVT, năm 2012 quyết định áp dụng các công nghệ này cho cải tạo, nâng cấp QL5. Sau hơn 1 năm thực hiện, công nghệ cào bóc tái chế nguội nay đã được đánh giá có nhiều ưu điểm và có thể áp dụng trong một phạm vi khá rộng các tuyến đường bộ được cải tạo nâng cấp. Bộ GTVT đang chỉ đạo các đơn vị chức năng hoàn thiện quy trình công nghệ thi công, các định mức và để có thể đưa ra nhân rộng và ứng dụng.
Theo ông Nguyễn Mạnh Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ KHCN, Bộ GTVT, từ năm 2008 đến nay, có 3 công nghệ tái sinh nguội của các hãng: Wirtgen (Đức), Hall Brothers (Mỹ), và Sakai (Nhật Bản) được đưa vào VN, đã qua giai đoạn thử nghiệm trong phòng và ngoài hiện trường.
Thử nghiệm trên QL5 vừa qua, công nghệ tái sinh nguội sử dụng nhũ tương cải tiến của hãng Hall Brothers (Mỹ) áp dụng tại gói thầu số 9 (Km76-Km82) QL5, sau 6 tháng thi công, về cơ bản mặt đường bê tông nhựa có mô đun đàn hồi lớn hơn thiết kế (E > 190MPa), bề mặt tương đối bằng phẳng.
Công nghệ tái sinh nguội sử dụng chất kết dính là bitum bọt, xi măng của hãng Wirtgen (Đức), áp dụng tại gói thầu số 10 (Km82-Km94) QL5, sau 6 tháng thi công, mô đun đàn hồi mặt đường cao hơn thiết kế (>220MPa), bề mặt tương đối bằng phẳng, không có hiện tượng nổi nhựa hay bong bật cốt liệu, không xuất hiện vệt hằn bánh xe.
Theo Giáo sư, tiến sỹ Trần Đình Bửu, đây là công nghệ cho kết quả kết cấu rất hữu hiệu, để cải thiện những con đường cũ của ta, chịu được lưu lượng xe với tải trọng lớn như hiện nay. Thế giới họ làm công nghệ tái chế này tiết kiệm được 30% so với làm mới, với điều kiện của ta ít nhất cũng giảm được 15 -20% giá thành.
Công khai để nhà đầu tư cạnh tranh
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, việc sớm áp dụng các công nghệ tiên tiến vào các công trình giao thông là hết sức cần thiết, cần làm ngay. Đồng thời cho phép thí điểm ngay công nghệ tái chế nóng, để cùng với công nghệ tái chế nguội này, áp dụng trên diện rộng vào cải tạo nâng cấp làm mới công trình. Xem xét về vấn đề kinh tế của công nghệ, làm sao để công nghệ tốt hơn mà giá thành lại giảm.
Từ kết quả thí điểm này, đồng ý cho phép áp dụng đại trà công nghệ cào bóc tái sinh nguội tại chỗ bằng bitum bọt và xi măng của hãng Wirtgen.
Đối với công nghệ tái sinh nguội sử dụng nhũ tương cải tiến của Hãng Hall Brothers (Mỹ), Bộ trưởng đánh giá cơ bản đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại về chất lượng tại gói thầu 9, Bộ giao Viện Khoa học và công nghệ GTVT phối hợp với Tổng cục Đường bộ VN cùng Vụ Khoa học công nghệ tiến hành kiểm định, đánh giá nguyên nhân để làm cơ sở xem xét cho phép áp dụng đại trà công nghệ này.
Đối với cào bóc, tái sinh nguội của Hãng Sakai (Nhật Bản), Bộ trưởng giao Ban PPP phối hợp với Liên doanh và các cơ quan liên quan thi công thí điểm tại QL1, QL14 trên diện rộng để làm cơ sở đánh giá và cho phép áp dụng đại trà công nghệ trong xây dựng công trình giao thông.
Vụ KHCN phải hoàn chỉnh tất cả các quy trình thiết kế thi công để Bộ ban hành quy trình chính thức. Phối hợp với Bộ Xây dựng khảo sát lại, tính toán lại định mức đơn giá áp dụng đại trà, để Bộ Xây dựng sớm ban hành đơn giá chính thức.
Bộ trưởng yêu cầu Vụ Kế hoạch đầu tư công bố chủ trương áp dụng đại trà công nghệ này, để các nhà đầu tư nắm bắt thông tin, tính toán đầu tư công nghệ, thiết bị. Công nghệ tái chế nguội và tái chế nóng, chỗ nào đủ điều kiện, cho áp dụng tối đa. Bộ trưởng đồng ý cơ chế đấu thầu cạnh tranh, khuyến khích đưa vào dự án cả công nghệ tái sinh nguội và tái sinh nóng, để có thể giảm tối đa suất đầu tư, ít nhất giảm 15% so với đầu tư làm vật liệu mới như hiện nay.
Sáng 25/4, Bộ GTVT tổ chức Hội nghị “Tổng kết công tác thi công thí điểm công nghệ cào bóc tái sinh nguội tại Dự án sửa chữa, khôi phục mặt đường Quốc lộ 5”. Bộ trưởng Đinh La Thăng và các Thứ trưởng Trương Tấn Viên, Nguyễn Ngọc Đông chủ trì Hội nghị.
Tham dự có đại diện Bộ Xây dựng, các cơ quan của Bộ GTVT, Hội KHKT Cầu đường VN, trường đại học GTVT, đại học Xây dựng, các Sở GTVT, các tổng công ty, công ty trong và ngoài ngành.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, trước nhu cầu rất lớn về sửa chữa, nâng cấp mạng lưới đường bộ, Bộ GTVT đã có chủ trương đẩy mạnh ứng dụng KHCN và đã xây dựng Đề án “Tăng cường ứng dụng KHCN trong xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông”, trong đó tập trung vào các công nghệ tiên tiến, mang lại hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cao của thế giới.

Công nghệ cào bóc tái chế có rất nhiều ưu điểm về hiệu quả kinh tế - kỹ thuật và môi trường.
Công nghệ cào bóc tái chế được áp dụng rất phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Ở VN, qua quá trình kiểm nghiệm ở 1 số dự án thu được những kết quả ban đầu, Bộ GTVT, năm 2012 quyết định áp dụng các công nghệ này cho cải tạo, nâng cấp QL5. Sau hơn 1 năm thực hiện, công nghệ cào bóc tái chế nguội nay đã được đánh giá có nhiều ưu điểm và có thể áp dụng trong một phạm vi khá rộng các tuyến đường bộ được cải tạo nâng cấp. Bộ GTVT đang chỉ đạo các đơn vị chức năng hoàn thiện quy trình công nghệ thi công, các định mức và để có thể đưa ra nhân rộng và ứng dụng.
Theo ông Nguyễn Mạnh Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ KHCN, Bộ GTVT, từ năm 2008 đến nay, có 3 công nghệ tái sinh nguội của các hãng: Wirtgen (Đức), Hall Brothers (Mỹ), và Sakai (Nhật Bản) được đưa vào VN, đã qua giai đoạn thử nghiệm trong phòng và ngoài hiện trường.
Thử nghiệm trên QL5 vừa qua, công nghệ tái sinh nguội sử dụng nhũ tương cải tiến của hãng Hall Brothers (Mỹ) áp dụng tại gói thầu số 9 (Km76-Km82) QL5, sau 6 tháng thi công, về cơ bản mặt đường bê tông nhựa có mô đun đàn hồi lớn hơn thiết kế (E > 190MPa), bề mặt tương đối bằng phẳng.
Công nghệ tái sinh nguội sử dụng chất kết dính là bitum bọt, xi măng của hãng Wirtgen (Đức), áp dụng tại gói thầu số 10 (Km82-Km94) QL5, sau 6 tháng thi công, mô đun đàn hồi mặt đường cao hơn thiết kế (>220MPa), bề mặt tương đối bằng phẳng, không có hiện tượng nổi nhựa hay bong bật cốt liệu, không xuất hiện vệt hằn bánh xe.
Theo Giáo sư, tiến sỹ Trần Đình Bửu, đây là công nghệ cho kết quả kết cấu rất hữu hiệu, để cải thiện những con đường cũ của ta, chịu được lưu lượng xe với tải trọng lớn như hiện nay. Thế giới họ làm công nghệ tái chế này tiết kiệm được 30% so với làm mới, với điều kiện của ta ít nhất cũng giảm được 15 -20% giá thành.
Công khai để nhà đầu tư cạnh tranh
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, việc sớm áp dụng các công nghệ tiên tiến vào các công trình giao thông là hết sức cần thiết, cần làm ngay. Đồng thời cho phép thí điểm ngay công nghệ tái chế nóng, để cùng với công nghệ tái chế nguội này, áp dụng trên diện rộng vào cải tạo nâng cấp làm mới công trình. Xem xét về vấn đề kinh tế của công nghệ, làm sao để công nghệ tốt hơn mà giá thành lại giảm.
Từ kết quả thí điểm này, đồng ý cho phép áp dụng đại trà công nghệ cào bóc tái sinh nguội tại chỗ bằng bitum bọt và xi măng của hãng Wirtgen.
Đối với công nghệ tái sinh nguội sử dụng nhũ tương cải tiến của Hãng Hall Brothers (Mỹ), Bộ trưởng đánh giá cơ bản đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại về chất lượng tại gói thầu 9, Bộ giao Viện Khoa học và công nghệ GTVT phối hợp với Tổng cục Đường bộ VN cùng Vụ Khoa học công nghệ tiến hành kiểm định, đánh giá nguyên nhân để làm cơ sở xem xét cho phép áp dụng đại trà công nghệ này.
Đối với cào bóc, tái sinh nguội của Hãng Sakai (Nhật Bản), Bộ trưởng giao Ban PPP phối hợp với Liên doanh và các cơ quan liên quan thi công thí điểm tại QL1, QL14 trên diện rộng để làm cơ sở đánh giá và cho phép áp dụng đại trà công nghệ trong xây dựng công trình giao thông.
Vụ KHCN phải hoàn chỉnh tất cả các quy trình thiết kế thi công để Bộ ban hành quy trình chính thức. Phối hợp với Bộ Xây dựng khảo sát lại, tính toán lại định mức đơn giá áp dụng đại trà, để Bộ Xây dựng sớm ban hành đơn giá chính thức.
Bộ trưởng yêu cầu Vụ Kế hoạch đầu tư công bố chủ trương áp dụng đại trà công nghệ này, để các nhà đầu tư nắm bắt thông tin, tính toán đầu tư công nghệ, thiết bị. Công nghệ tái chế nguội và tái chế nóng, chỗ nào đủ điều kiện, cho áp dụng tối đa. Bộ trưởng đồng ý cơ chế đấu thầu cạnh tranh, khuyến khích đưa vào dự án cả công nghệ tái sinh nguội và tái sinh nóng, để có thể giảm tối đa suất đầu tư, ít nhất giảm 15% so với đầu tư làm vật liệu mới như hiện nay.
Quỳnh Trang (TH/ GTVT)