» Liên đoàn ngành công nghiệp xi măng Australia (CIF) cảnh báo rằng việc Chính phủ không áp thuế biên giới carbon đối với xi măng nhập khẩu đang làm suy yếu nỗ lực giảm phát thải của ngành và đe dọa 1.400 việc làm trong nước. CIF cho biết, việc không có thuế carbon đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia có cam kết khí hậu yếu đang thúc đẩy tình trạng chuyển sản xuất ra nước ngoài để tránh các quy định nghiêm ngặt về phát thải.
Theo "Cơ chế bảo vệ" của Chính phủ, các doanh nghiệp phát thải lớn phải giảm 4,9% lượng khí thải cơ bản hàng năm. Những doanh nghiệp không đáp ứng yêu cầu có thể mua tín dụng carbon để bù đắp, theo Australian Financial Review.
Ngành Xi măng Australia cũng đang đối mặt với tình trạng nhập khẩu clinker chiếm hơn 40% tổng tiêu thụ. Chính phủ đã tạm thời áp dụng các quy định giảm phát thải ít nghiêm ngặt hơn đối với những ngành có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi thương mại, nhưng CIF vẫn cảnh báo về nguy cơ rò rỉ carbon.
Ngành Xi măng Australia cũng đang đối mặt với tình trạng nhập khẩu clinker chiếm hơn 40% tổng tiêu thụ. Chính phủ đã tạm thời áp dụng các quy định giảm phát thải ít nghiêm ngặt hơn đối với những ngành có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi thương mại, nhưng CIF vẫn cảnh báo về nguy cơ rò rỉ carbon.

Trong đề xuất ngân sách, CIF kêu gọi Chính phủ áp dụng một loại thuế tương tự như Liên minh Châu Âu đối với xi măng, vôi và clinker nhập khẩu từ các quốc gia có quy định giảm phát thải lỏng lẻo. Đây cần là một trong những ưu tiên hàng đầu về chính sách khí hậu của Chính phủ Liên bang vào năm 2025, CIF nhấn mạnh. Không giải quyết kịp thời vấn đề rò rỉ carbon sẽ gây thiệt hại cho ngành sản xuất xi măng và vôi trong nước, dẫn đến mất mát không cần thiết các cơ sở sản xuất quan trọng.
Nguồn nhập khẩu xi măng, clinker và vôi của Australia chủ yếu đến từ các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Nhật Bản. Australia, với cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo Thỏa thuận Khí hậu Paris, đặt mục tiêu giảm 43% lượng khí thải so với mức năm 2005 vào cuối thập kỷ này.
Năm 2023, Chính phủ đã bổ nhiệm chuyên gia năng lượng Frank Jotzo để đánh giá tính khả thi của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Australia, đặc biệt đối với thép và xi măng. Quá trình này bao gồm tham vấn rộng rãi với ngành công nghiệp, dự kiến đưa ra khuyến nghị cuối cùng vào năm 2024. Tuy nhiên, vào tháng 11, Chính phủ chỉ công bố một báo cáo tạm thời, mở ra vòng tham vấn mới và khuyến nghị cuối cùng sẽ được công bố sau kỳ bầu cử.
ximang.vn (TH/ Cemnet)