Tính toán hệ số phát thải đặc trưng quốc gia cho sản xuất xi măng tại Việt Nam
» Kết quả kiểm kê khí nhà kính ngành Xây dựng năm 2022 ước tính toàn ngành phát thải hơn 100 triệu tấn CO₂tđ, trong đó sản xuất xi măng chiếm 80% tổng lượng phát thải. Các kết quả kiểm kê được tính bằng cách sử dụng các hệ số phát thải mặc định của IPCC. Nghiên cứu này ước tính hệ số phát thải khí nhà kính đặc trưng quốc gia cho hoạt động sản xuất xi măng tại Việt Nam.
Tác động của CBAM đối với ngành Xi măng Việt Nam giai đoạn 2025 - 2030: Thách thức và cơ hội
» Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Liên minh châu Âu (EU) đang đặt ra thách thức lớn cho ngành Xi măng Việt Nam. Mặc dù xuất khẩu xi măng sang EU hiện chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng tác động của CBAM có thể lan rộng nếu các thị trường khác trong tương lai. Doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung đầu tư vào công nghệ giảm phát thải, tối ưu hóa sản xuất và tham gia thị trường carbon để duy trì khả năng cạnh tranh. Đây không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để ngành Xi măng Việt Nam tái cấu trúc theo hướng xanh hóa và bền vững hơn.
Giảm phát thải, tối ưu tài nguyên theo CEAP và áp dụng cho ngành Xi măng Việt Nam
» Trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu và tài nguyên ngày càng trầm trọng, việc chuyển đổi ngành Xi măng sang mô hình phát triển bền vững, giảm phát thải và tối ưu hóa tài nguyên trở nên cấp thiết. Liên minh châu Âu (EU) với vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn đã triển khai nhiều biện pháp đổi mới quy trình sản xuất của ngành Xi măng như Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn (CEAP), được thông qua vào tháng 3/2020. Bài viết phân tích các biện pháp giảm phát thải và tối ưu tài nguyên trong ngành Xi măng theo CEAP, đánh giá kết quả đã đạt được từ EU, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phù hợp để áp dụng tại Việt Nam.
Tác động của việc thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải
» Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 153/2024/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. Đây là quy định mới nhằm nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân, cũng như toàn xã hội; đồng thời, quy định mới này kỳ vọng sẽ hỗ trợ hiệu quả việc giảm phát thải khí thải công nghiệp, tăng cường quản lý, giám sát của Nhà nước, tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng công nghệ xanh. Bài viết này phân tích, đánh giá các yếu tố tác động của chính sách này đến bảo vệ môi trường đối với khí thải.
Nghiên cứu tổng hợp phụ gia siêu dẻo polycarboxylate loại polyether (PCE) cho bê tông
» Bài viết nghiên cứu tổng hợp phụ gia hóa học cho vữa và bê tông xi măng portland - phụ gia siêu dẻo polycarboxylate loại polyether (PCE) được tổng hợp từ isopentyl polyoxyethylene ether (TPEG), methyl allyl polyoxyethylene ether (HPEG) và axit acrylic (AA). Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được tỷ lệ đồng trùng hợp TPEG và AA cùng với các điều kiện nhiệt độ, thời gian và tốc độ khuấy để tổng hợp phụ gia PCE. Phổ hồng ngoại chuyển đổi Furie (FT-IR) và quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H NMR xác nhận phản ứng trùng hợp giữa TPEG và AA có độ trùng hợp cao.
Nghiên cứu sử dụng metacaolanh thay thế một phần xi măng trong sản xuất bê tông
» Bài viết này nghiên cứu sử dụng vật liệu metacaolanh Việt Nam để sản xuất bê tông cho các công trình xây dựng và thủy lợi. Nội dung nghiên cứu gồm 2 phần: Phần thứ nhất là vật liệu metacaolanh làm giảm độ linh động của hỗn hợp bê tông. Phần thứ hai là vật liệu metacaolanh cải thiện cường độ nén, kéo khi ép chẻ và cải thiện độ chống thấm của bê tông.
Sử dụng đất sét hoạt tính trong xi măng để khử carbon
» Khi thế giới đang nỗ lực giảm phát thải và ứng phó với biến đổi khí hậu thì áp lực khử carbon trong ngành Xi măng ngày càng lớn. Một giải pháp hứa hẹn để giảm phát thải CO₂ là sử dụng đất sét hoạt tính như meta cao lanh làm vật liệu kết dính bổ sung (SCM).