Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường xi măng

Thị trường tiêu thụ đang làm khó các doanh nghiệp xi măng

20/02/2014 12:57:18 PM

Chưa bao giờ ngành xi măng Việt Nam lại đối mặt với nhiều mâu thuẫn nội tại như giai đoạn hiện nay. Thị trường tiêu thụ không mấy khả quan so với năm trước dẫn đến tình trạng tồn kho do nguồn cung vượt mức trong khi đó nhiều dây chuyền, dự án xi măng vẫn tiếp tục được đưa vào hoạt động.

Năm 2014, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngành xi măng (vốn  chưa thoát khỏi tình trạng “đông cứng” vì thị trường xây dựng chưa hồi phục) vẫn rất khốc liệt, khi tiêu thụ chỉ tăng 3-5% so với năm 2013, ở mức 62-63 triệu tấn, trong đó tiêu thụ nội địa là hơn 47 triệu tấn. Dù lượng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tăng hơn so với cùng kỳ và vượt kế hoạch đề ra, nhưng ngành xi măng vẫn tồn kho hơn 2,5 triệu tấn.

Hiện cả nước có hơn 100 nhà máy xi măng đang hoạt động với tổng công suất đã vượt 70 triệu tấn. Trong năm nay, dự kiến sẽ có thêm 5 nhà máy có tổng công suất hơn 7 triệu tấn/năm sẽ đi vào hoạt động. Với nguồn cung lớn như hiện nay, cộng với tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn, giao dịch bất động sản trầm lắng, ngành xi măng sẽ tiếp tục đối mặt với tình trạng cung vượt cầu, ông Trương Phú Cường, Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và vật liệu xây dựng TP Hồ Chí Minh, dự báo. Điều này đặt sức ép lớn về tiêu thụ lên vai các doanh nghiệp trong ngành xi măng.


Tiêu thụ xi măng hiện nay được coi là vấn đề sống còn cho các doanh nghiệp xi măng trong nước.

Ông Hoàng Xuân Vịnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả cho biết, thị trường xi măng năm 2014 vẫn chưa có dấu hiệu tăng trưởng mạnh, nguồn cung vẫn lớn. Năm 2014, Xi măng Cẩm Phả đặt mục tiêu tiêu thụ 1,7 triệu tấn xi măng, xuất khẩu 650.000 tấn clinker, doanh thu 2.690 tỷ đồng. Năm 2014, chưa tính gốc vay đầu tư, chênh lệch tỷ giá, thì chỉ riêng lãi vay đầu tư mà Xi măng Cẩm Phả phải trả đã lên tới 210 tỷ đồng… Lo lắng về tiêu thụ của Xi măng Cẩm Phả là hoàn toàn hợp lý, khi mà sức ép về tài chính, đặc biệt là khoản vốn lẫn lãi vay đầu tư của Xi măng Cẩm Phả còn rất nặng nề.

Năm 2014, Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) đặt mục tiêu tổng sản phẩm tiêu thụ 21 triệu tấn, sản xuất 16-17 triệu tấn clinker, doanh thu trên 30.000 tỷ đồng, lợi nhuận 500 tỷ đồng. Nếu so với kết quả của năm 2013 (tổng sản phẩm tiêu thụ đạt 21,608 triệu tấn, tăng 7,8% so với năm 2012, doanh thu đạt 30.496 tỷ đồng), thì các chỉ tiêu trên đều thấp hơn, thể hiện sự thận trọng của Vicem trước cuộc đua tiêu thụ khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong ngành.

Cũng phải nói thêm rằng, các nhà máy thuộc Vicem đều đang trong thời kỳ trả nợ (gốc lẫn lãi) vốn vay đầu tư. Đơn cử, năm 2013, do phải trích 730 tỷ đồng trả nợ vay đầu tư, cộng với khoản chênh lệch tỷ giá EUR/VND lớn lên tới trên 100 tỷ đồng, nên hạch toán tài chính cả năm 2013, Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn đã bị âm hơn 100 tỷ đồng. Trong khi đó, các doanh nghiệp chạy ngược xuôi, tìm đủ chiêu thức bán hàng đó là chưa kể, các chi phí đầu vào không ngừng tăng, như giá than tăng từ 37-41% từ tháng 4/2013, giá điện tăng 5% từ tháng 8/2013, vỏ bao tăng 0,6%...

Trước sức ép về tiêu thụ, dù được nhận định không lợi bằng bán trong nước, nhưng xuất khẩu vẫn là kênh tiêu thụ được các doanh nghiệp xi măng coi trọng trong năm 2014. Nhất là khi năm 2013, công tác này đã được triển khai khá hiệu quả, với kết quả ấn tượng, đạt xấp xỉ 14 triệu tấn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong ngành xây dựng, việc xuất khẩu xi măng cũng không dễ dàng. Nguyên nhân do nhiều đối tác nhập khẩu xi măng hiện đã tự túc được nguồn hoặc giảm đơn hàng. Cụ thể, Indonesia đã xây dựng xong hai nhà máy với công suất 60 triệu tấn/năm nên nhiều khả năng sẽ không tiếp tục nhập khẩu xi măng. Việc mở những thị trường tại Bangladesh, Đông Nam Á… vẫn còn khó khăn.

Theo thông tin từ Bộ Tài chính, nhằm kích cầu giải phóng lượng hàng tồn kho, các doanh nghiệp đang thực hiện giảm giá sản phẩm từ 30.000 - 40.000 đồng/tấn, cá biệt có trường hợp như xi măng Tam Điệp đã “mạnh tay” giảm sâu hơn 140.000 đồng/tấn so với trước đó một tháng.

Theo ông Cường, để giải quyết tình trạng dư thừa xi măng trong nước như hiện nay thì  từ giờ đến năm 2018 không được để phát sinh thêm nhà máy mới. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, những dự án nhà máy sản xuất xi măng vẫn đang trên đà tiến độ hoàn thành. Bộ Xây dựng đã đưa 9 dự án xi măng có công suất dưới 2.500 tấn clinker/ngày ra khỏi quy hoạch. Ngoài ra, bộ cũng thực hiện giãn tiến độ 7 dự án khác có công suất trên 2.500 tấn clinker/ngày nhưng tình hình vẫn chưa cải thiện được bao nhiêu. Dự kiến công suất xi măng toàn ngành năm nay có thể lên hơn 80 triệu tấn/năm, nhưng lượng tiêu thụ trong nước không tăng, chỉ ở mức khoảng 45-48 triệu tấn/năm.

SJ (TH)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?