Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường xi măng

Nhận định chung và dự báo tình hình thị trường xi măng 6 tháng cuối năm 2022

22/08/2022 10:15:00 AM

Tín hiệu tích cực từ việc nhu cầu xi măng nội địa tăng thêm đáng kể với các yêu cầu giải ngân mạnh mẽ của Chính phủ từ các dự án đầu tư công trong năm 2022 - 2023 sẽ bù đắp phần nào sự sụt giảm của thị trường xuất khẩu.

Tiêu thụ nội địa

Lượng tiêu thụ xi măng nội địa trong tháng 2 đầu năm giảm thấp nhất. Nhất là tháng 2 cả nước chỉ tiêu thụ trên 3,5 triệu tấn. Do đây là những tháng Tết và cận Tết, hoạt động xây dựng và sản xuất kinh doanh chậm lại.

Sang tháng 3 sản lượng tiêu thụ tăng vọt cao hơn 200% so với tháng 2. Nguyên nhân do sau kỳ nghỉ Tết và vui xuân, các dự án xây dựng đồng loạt triển khai thi công, thực hiện kế hoạch SXKD cho năm mới. Sang các tháng 4,5,6 sản lượng tiêu thụ giảm dần do các dự án đã qua thời điểm nhập hàng cấp tập và đi vào ổn định. Ngoài ra, do giá xi măng tăng cao, trong quý II đã điều chỉnh tăng tới 3 lần so với đầu năm; mặt khác ở giai đoạn hậu Covid-19, xây dựng dân dụng giảm do kinh tế eo hẹp, người dân cạn tiền dự trữ, dù giá thép có xu hướng giảm.


Tổng tiêu thụ nội địa 6 tháng đầu năm 2022 đạt gần 32 triệu tấn tương đương với cùng kỳ 2021 (thời kỳ cũng bị ảnh hưởng bởi Covid-19).

Xuất khẩu xi măng

Xuất khẩu xi măng 6 tháng đầu năm 2022 có chiều hướng giảm dần theo các tháng. Đặc biệt, trái với tiêu thụ nội địa, xuất khẩu clinker đạt đỉnh ở các tháng 1, 2; sau đó giảm mạnh ở các tháng tiếp theo. Cho đến tháng 6, sản lượng clinker chỉ còn 25.000 tấn.

Tổng lượng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2022 đạt trên 17 triệu tấn, chỉ bằng 82% so với cùng kỳ năm 2021 (trong đó xi măng 8.213.997 tấn bằng tương đương so với cùng kỳ 2021, clinker là 8.839.157 chỉ bằng 70% so với cùng kỳ 2021).

Từ tháng 3, hầu hết các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đều sụt giảm mạnh, tiêu biểu là Banglades, Đài Loan, Malaysia, Philippines, Trung Quốc… đã giảm mạnh cả về lượng và giá trị. Đặc biệt 2 thị trường lớn nhất là Trung Quốc và Philippines bị sụt giảm nghiêm trọng.

Về giá trị xuất khẩu đã có sự sụt giảm nghiêm trọng. Đến tháng 6 tổng giá trị xuất khẩu trong tháng chỉ đạt trên 65 triệu USD, chỉ bằng 40% so với tháng 1 là 161 triệu USD.

Giá xi măng

Liên tục trong các tháng đầu năm, hàng loạt thương hiệu xi măng tiếp tục có điều chỉnh tăng, có tới 3 - 4 lần. Gần đây nhất, vào tháng 5 có mức tăng bình quân 60.000 - 80.000 VND/tấn. Sang tháng 6 tiếp tục một đợt tăng bình quân từ 50.000 - 60.000 VND/tấn. Cá biệt có đơn vị như Trung Sơn tăng 90.000 VND/tấn trong 1 lần.

Tuy vậy, để cạnh tranh, nhiều đơn vị đã áp dụng chính sách chiết khấu hỗ trợ bán hàng khoảng 50.000 VND/tấn. Ngoài ra các các chính sách thưởng doanh số, tặng tour du lịch, thậm chí tặng bất động sản ưu đãi để kích thích bán hàng.

Do xuất khẩu ngày càng khó khăn, các đơn vị quay sang tập trung nguồn lực dành giật thị phần trong nước. Thị trường trong nước quý II chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt về giá bán và chính sách hỗ trợ của các thương hiệu xi măng nhằm chiếm lĩnh thị trường.

Dự báo

Hàng loạt dự án cao tốc được đẩy mạnh triển khai trong giai đoạn 2022 - 2025 sẽ phần nào hỗ trợ thị trường cho ngành xi măng giải tỏa áp lực quá lớn về sản xuất kinh doanh, trong bối cảnh xây dựng dân dụng khu vực dân cư, các dự án BĐS bị thu hẹp.

Mặt khác xuất khẩu xi măng giảm mạnh tại một số thị trường như Trung Quốc, Philippines, Banglades, Peru… khiến tồn kho tăng mạnh.

Nhu cầu xi măng nội địa tăng thêm đáng kể với các yêu cầu giải ngân mạnh mẽ của Chính phủ từ các dự án đầu tư công trong năm 2022 - 2023 sẽ bù đắp phần nào sự sụt giảm của thị trường xuất khẩu.

Thông tin Chính phủ sẽ tăng mức thuế xuất khẩu với mặt hàng clinker từ 5 - 10% kể từ ngày 1/1/2023 nhằm hạn chế xuất khẩu sản phẩm dùng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu và tài nguyên khoáng sản không tái tạo. Điều này lại càng tạo áp lực cho thị trường trong nước. Các đơn vị phải tìm mọi cách để giảm giá bán, hỗ trợ khách hàng tối đa, mới mong có thể bán được hàng.

Cuối tháng 6 và sang tháng 7-2022, giá xăng dầu đã có vài lần điều chỉnh giảm sâu, đưa mức giá về gần với hồi cuối tháng 2-2022. Giá cước vận tải và một số loại hàng hóa thiết yếu cũng có xu thế điều chỉnh giảm. Do đó, dự báo quý III-2022, sản lượng tiêu thụ nội địa sẽ có chiều hướng tăng. Thị trường miền Nam có ưu thế hơn. Giá xi măng giữ ổn định và có thể điều chỉnh giảm với biên độ thấp.

Dự án mới đi vào hoạt động

Năm 2022, trong thời gian vài tháng tới, toàn ngành có thể sẽ có thêm một số dây chuyền mới đi vào hoạt động, bao gồm:

- Dự án Xi măng Đại Dương 1 tại Khu Kinh tế Nghi Sơn do Công ty CP Xi măng Đại Dương làm chủ đầu tư, công suất lò quay 6.000 tấn clinker/ngày tương đương 2,3 triệu tấn xi măng/năm. Dây chuyền 2 cũng đang khẩn trương thi công và dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2023. Dây chuyền 3 và 4 đang được Công ty CP Xi măng Đại Dương tính toán quy hoạch và triển khai trong những năm tới;

- Dự án Xi măng Xuân Thành 3 (Thanh Liêm, Hà Nam), công suất 12.500 tấn clinker/ngày tương đương 4,5 triệu tấn xi măng/năm;

- Dự án Xi măng Long Thành (Kim Bảng, Hà Nam), công suất 6.000 tấn clinker/ngày, tương đương 2,3 triệu tấn xi măng/năm;

- Dự án Xi măng Long Sơn 4 (Bỉm Sơn, Thanh Hóa), công suất 6.000 tấn clinker/ngày, tương đương 2,3 triệu tấn xi măng/năm.

Các dự án này sẽ bổ sung tổng công suất thiết kế cho ngành Xi măng Việt Nam đến hết năm 2022 lên 11,4 triệu tấn, đạt mức 118 triệu tấn xi măng/năm.
 
(Trích Báo cáo Tổng hợp ngành Xi măng Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022)
ximang.vn

 

Các tin khác:

Bối cảnh KTXH trong nước ảnh hưởng tới ngành Xi măng Việt Nam 7 tháng đầu năm ()

Bối cảnh kinh tế Thế giới ảnh hưởng tới ngành Xi măng Việt Nam trong 7 tháng qua ()

Top 6 thương hiệu xi măng xây dựng tốt nhất thị trường ()

Tồn kho xi măng - Thách thức lớn đối với tăng trưởng ()

Tháng 7: Tiêu thụ xi măng giảm do áp lực cạnh tranh về giá và giá than tăng cao ()

6 tháng: Tiêu thụ xi măng trong nước đạt gần 32 triệu tấn ()

6 tháng: Xi măng Sông Lam xuất khẩu đạt hơn 2,28 triệu tấn xi măng ()

Nhiều nhà máy xi măng đang tính đến phương án dừng lò sản xuất ()

Xuất khẩu xi măng giảm cả về lượng và giá trị trong 2 quý đầu năm ()

Xuất khẩu xi măng sang Trung Quốc và Philippines giảm mạnh ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?