Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường xi măng

Giá xi măng theo cách nhìn của những người trong cuộc

18/02/2014 2:36:10 PM

Theo khảo sát giá chào bán xi măng loại thông thường trên thị trường loại PCB 30 dao động từ 1,3-1,4 triệu đồng/tấn, loại PCB 40 từ 1,4-1,7 triệu đồng/tấn. Trong khi đó, nhiều thông tin cho rằng giá xuất khẩu xi măng của Việt Nam trung bình chỉ dao động ở mức 37-40USD, mức giá chỉ bằng một nửa giá bán trong nước, điều này đang tạo nên sự phi lý cho ngành xi măng Việt Nam.

Trước thông tin này, đại diện các doanh nghiệp xi măng phản đối, đây là thông tin không phản ánh đúng thực tế, bằng chứng là trong năm 2013 và những tháng đầu của năm 2014, các hợp đồng xuất khẩu của công ty này đều được xuất bán ở mức chất lượng PCB 30 từ 50-54 USD, PCB 40 khoảng 57-60 USD chứ không có chuyện giá trung bình xuất khẩu xi măng là 37-40 USD như một số thông tin đồn đoán.Trao đổi với ông Lương Quang Khải - Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) cũng phản đối thông tin trên.

Vậy tại sao lại có hiện tượng trên, thưa ông?

So với các nước trong khu vực, hiện giá xuất khẩu xi măng của Việt Nam đang cao hơn Trung Quốc và cao ngang bằng với Thái Lan. Đối với một số nơi sản xuất xi măng họ xuất ở mức giá rất tốt. Trên thực tế, giá xuất xưởng của xi măng xuất khẩu và xi măng bán trong nước tại các công ty xi măng gần ngang bằng nhau, nhưng xi măng trong nước có hạn chế là các kênh phân phối mua về thường nợ tiền, nên giá bị đẩy lên cao do cộng thêm lãi suất và cả chi phí vận chuyển.

Với giá bán xi măng như hiện nay thì doanh nghiệp lợi nhuận khoảng bao nhiêu % thưa ông?

Lợi nhuận tùy thuộc vào đơn vị vay vốn nhiều hay ít, chi phí tài chính nhiều hay ít. Có những đơn vị như xi măng Hoàng Thạch, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lên tới 14%, nhưng có những đơn vị thì chỉ có vài %, nó phụ thuộc vào chi phí tài chính của từng đơn vị. Theo tôi, trong quá trình điều hành vừa rồi của Chính phủ, Bộ Xây dựng thì những người sản xuất trực tiếp như chúng tôi thấy đây là một năm thắng lợi.

Như ông nói kinh doanh xi măng cũng là ngành kinh doanh khá lợi nhuận là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, hiện nay có  xu hướng là một số doanh nghiệp nước ngoài nhòm ngó và muốn mua lại các nhà máy xi măng?

Nếu nói ngành xi măng là ngành có lợi nhuận cao thì không phải, nó chỉ lợi nhuận với những đơn vị có tiềm năng về kỹ thuật, có hệ thống phân phối, có hệ thống tài chính, hệ thống logistic vững chắc. Còn những doanh nghiệp nhỏ lẻ, hệ thống phân phối không có, tiêu thụ nhiên liệu lớn thì chắc chắn sẽ lỗ. Việc một số doanh nghiệp nước ngoài đang nhòm ngó và muốn mua lại các nhà máy xi măng tại Việt Nam là có. Do vậy, chúng ta phải ủng hộ các doanh nghiệp trong nước bởi mua nhà máy cũng đồng nghĩa với việc mua kèm luôn tài nguyên. Còn đối với những ngành công nghệ cao, đối với những ngành chúng ta chưa thể làm được thì nên kêu gọi đầu tư.

Ông có thể cho biết cái lo nhất của Vicem khi doanh nghiệp nước ngoài thao túng thị trường xi măng nước ta là gì?

Đối với nước ngoài, sau khi thao túng họ sẽ cố gắng điều hòa giá cả thị trường. Nếu giá không thay đổi họ sẽ mang ra nước ngoài, giá nước ngoài không bị thuế như thế là rất thấp thì chúng ta không thu được mấy về tài nguyên. Hơn nữa, nếu đầu tư nước ngoài vào thì bao nhiêu công sức, bao nhiêu thế hệ đi giữ đất của chúng ta coi như mất không.


Một số doanh nghiệp nước ngoài đã nhìn thấy lợi nhuận từ ngành xi măng và muốn mua lại các nhà máy này.

Có một thực tế là giá xi măng trong nước chưa cao bởi chính các doanh nghiệp trong nước đang giẫm chân lên nhau để có khách hàng. Sự thật có phải như vậy không và Vicem có phương án gì để giải quyết tình trạng trên?

Điều đó chỉ đúng vào cuối năm 2012 - 2013 do chúng ta bị cạnh tranh, bán hàng thông qua môi giới dẫn đến thiệt hại lớn. Đừng trước tình trạng đó Vicem kêu gọi doanh nghiệp thống nhất toàn bộ đầu mối xuất khẩu, không để từng nhà máy riêng lẻ. Do vậy, cuối năm 2012 đến giữa 2013 giá clinke của Việt Nam tăng lên thêm 2USD và chúng tôi đang mong muốn Hiệp hội thống nhất nhau để nâng cao tính chuyên nghiệp của bán hàng xuất khẩu.

Giá bán điện theo dự kiến vừa được Bộ Công thương trình Chính phủ dự kiến sẽ tăng tới 10%, thậm chí là 16%. Vậy, Vincem đã có phương án gì để đảm bảo giá bán và để doanh nghiệp không bị lỗ, thưa ông?

Giá điện tăng, chi phí năng lượng trong 1 tấn xi măng sẽ tăng khoảng 55 - 60% tùy nhà máy, do đó việc tăng giá điện thực sự ảnh hưởng đến giá thành và giá bán. Đối với chúng tôi, quan điểm là không kêu ca với nhà nước, nếu chính sách đã vậy thì chúng ta cùng nhau giải quyết. Đối với Vincem, ngay từ khi đầu tư đã đầu tư những nhà máy có năng lượng thấp có hiệu quả, giờ tiếp tục áp dụng các biện pháp để vận hành tổ chức tiêu hao năng lượng thấp đi. Đối với chúng tôi việc kiểm soát năng lượng là một chỉ tiêu.

Xin cảm ơn ông!

SJ (TH/ DĐDN)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?