Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường xi măng

Cuộc chiến không khoan nhượng giữa các thương hiệu xi măng tư nhân

22/03/2023 2:55:12 PM

Xi măng đang vào mùa, với muôn vàn hy vọng cho năm Quý Mão từ các doanh nghiệp sản xuất và thương mại xi măng, sau 2 năm khó khăn, thất bát. Nhưng từ cuối  năm 2022, thị trường xi măng Việt Nam đã chứng kiến sự cạnh tranh không khoan nhượng giữa các thương hiệu trong nước, nóng nhất là khối các nhà sản xuất tư nhân.

Công cuộc tranh giành thị phần không phải mới xảy ra, mà đã ngấm ngầm hàng chục năm, giữa các “đại gia xi măng” của giải đất “yết hầu” từ Hà Nam - Ninh Bình - Thanh Hóa. Không có một tuyên bố chính thức nào từ các “ông trùm”, nhưng ai làm xi măng cũng ngầm hiểu, đang diễn ra cuộc chiến “một mất một còn”, với vô vàn những triêu trò và nguồn lực “khủng” được huy động.

Có một thực tế cay đắng đã xảy ra, lại càng làm cho cuộc chiến này trở nên khốc liệt hơn. Đó là diễn biến thị trường hoàn toàn khác so với tính toán của nhà sản xuất lúc đầu tư dự án. Chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai, chính sách kinh tế vĩ mô, công cuộc “đốt lò”, thị trường bất động sản, sức khỏe nền kinh tế… tất cả đã biến động khôn lường và ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả sản xuất kinh doanh xi măng. Bài toán kinh tế và các chỉ tiêu dự án đã bị thay đổi hoàn toàn theo chiều hướng vô cùng bất lợi.

Vào những năm 2000, khi đầu tư các dự án xi măng có thể được hưởng khá nhiều ưu đãi. Ngoài sự “nâng đỡ” của quan chức trung ương và địa phương, còn được Chính phủ bảo lãnh vay vốn nước ngoài. Các dự án xi măng luôn được chính quyền tỉnh trải thảm với ưu đãi về đất đai, mỏ nguyên liệu, giao thông, lãi suất ngân hàng, giá điện, giá than… Từ đó tạo ra một “làn sóng” đầu tư xi măng vô cùng mạnh mẽ, diễn ra rộng khắp cả 3 miền Bắc - Trung - Nam.

Tuy nhiên đến nay, với chiến dịch phòng chống tham nhũng đang diễn ra sâu rộng, “điểm tựa” là quan chức chính quyền của nhiều dự án đã bị lung lay hoặc gãy đổ. Bên cạnh đó Chính phủ tiếp tục chủ trương kiểm soát chặt chẽ các nguồn tài nguyên khoáng sản, tăng cường quản lý về lĩnh vực môi trường, thuế... Lãi suất ngân hàng, giá điện, giá than cũng liên tục điều chỉnh tăng bất lợi cho sản xuất. Trong khi đó, giá bán tăng không tương xứng theo kỳ vọng… Tất cả những yếu tố này đã gây sức ép vô cùng lớn cho hiệu quả của vòng đời dự án xi măng, với áp lực duy trì sản xuất, trả nợ ngân hàng… Và nhiều dự án có nguy cơ chết yểu, bán cho công ty nước ngoài hoặc sát nhập vào các thương hiệu khác.

Giai đoạn 2021 - 2022, các nhà máy xi măng tại Việt Nam đã phải gồng mình giữ vững sản lượng, duy trì sản xuất ở mức tối thiểu, nhằm đảm bảo việc khấu hao máy móc thiết bị, công ăn việc làm người lao động. Để giành thị phần, nhiều nhà máy đã phải “tung chiêu độc lạ”, với những giải pháp “cực chẳng đã”. Có nhà máy liên tục cho ra các nhãn hiệu mới, với tên gọi hoàn toàn mới, trong khi ruột xi bên trong vẫn như cũ.


Để xả tồn kho, các nhà máy cho ra nhiều chủng loại sản phẩm như xi măng xây trát, C91, MC25… Các bao xi măng mới liên tục xuất hiện trên thị trường, với giá cả có khi ngày càng giảm, sản phẩm sau rẻ hơn sản phẩm trước. Ví dụ như với Xi măng Long Sơn, người tiêu dùng có thể đếm được hàng chục nhãn hiệu các loại sản phẩm, trong đó mới nhất là sản phẩm Xi măng Sông Mã, với các chủng loại PCB30, PCB40, bán song song với nhãn hiệu Xi măng Long Sơn cũ.

Xi măng Hoàng Long với quy mô công suất không quá lớn, những cũng cho ra thị trường gần chục nhãn hiệu như: Nam Sơn, Việt Nhật, Việt Úc, Rồng vàng… Một số nhà máy như Duyên Hà, Lộc Sơn… được cho rằng khá trung thành với sản phẩm truyền thống của mình, gần đây cũng cho ra nhãn hiệu mới với bao bì hoàn toàn mới.


Hàng  loạt các nhãn hiệu xi măng mới được đưa ra trên thị trường.

Nhà máy Xi măng Đại Dương đi vào sản xuất năm 2022, cũng cùng lúc cho ra 2 thương hiệu: Xi măng Đại Dương và Xi măng Vissai. Điều này được nhà phân phối hiểu là thương hiệu mới, cần “chia lửa”, một phần dựa vào thương hiệu cũ của Tập đoàn Vissai để bán hàng. Tương tự, Xi măng Thành Thắng cũng cho ra nhãn hiệu mới là Xi măng Thịnh Thành, được bán ra với sản lượng đáng kể. Sản phẩm Xi măng Xuân Thành đa dụng cũng được cấp tập phân phối từ năm 2022.

Có thể nói, việc sản xuất và kinh doanh xi măng khối các doanh nghiệp tư nhân là một câu chuyện dài và đầy bí ẩn. Mỗi một quyết sách của “ông chủ” là một phen gây bão dư luận với những người làm xi măng, từ anh em kỹ thuật đến bán hàng. Cũng không có một giải thích nào xác đáng hoặc thỏa mãn những người quan tâm đến thị trường. Rồi đơn giản nhất, người không theo thuyết âm mưu thì cho rằng, đó chỉ là quyết định chủ quan của “ông chủ” nhằm thay đổi tình thế hiện tại, chứ chẳng có tính toán gì sâu xa, ghê gớm.

Sau đây là những câu hỏi nóng nhất hiện nay:

- Tại sao một số nhà máy cho ra nhiều thương hiệu, nhãn hiệu như: Hoàng Long, Thành Thắng, Long Sơn, Vissai… trong khi một số “đại gia” khác thì không (như Xuân Thành)?

- Có hay không việc các nhà phân phối chiếm dụng vốn của nhà sản xuất bằng các “chiêu trò” móc ngoặc với “tay trong”, khiến các nhà máy càng bán nhiều càng lỗ?

- Tại sao cung dư quá lớn so với cầu, mà các đại gia vẫn tiếp tục đầu tư các dự án xi măng khủng?

Làm rõ được các câu hỏi trên, chúng ta sẽ phần nào biết được, bản chất thật sự của việc việc sản xuất và kinh doanh xi măng hiện nay, một ngành công nghiệp điển hình trong nền kinh tế Việt Nam.

Xuân Tâm - CIDC

 

Các tin khác:

2 tháng: Kim ngạch xuất khẩu xi măng sang Trung Quốc giảm 98% so với năm 2022 ()

Ngành Xi măng sẽ tiếp tục chật vật để cân đối cung - cầu ()

Xuất khẩu xi măng và clinker có thể phục hồi trong nửa cuối năm 2023 ()

Năm 2023: Dự báo mức tiêu thụ xi măng trong nước sẽ tiếp tục đi ngang ()

Năm 2022: Xuất khẩu xi măng và clinker đạt khoảng 30,65 triệu tấn ()

Tháng 11: Nhu cầu tiêu thụ xi măng chững lại ()

Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với Thái Lan để xuất khẩu xi măng vào Philippines ()

Đẩy mạnh giải pháp cân đối cung - cầu, bình ổn thị trường xi măng trong năm 2023 ()

Dự báo tình trạng nguồn cung xi măng tiếp tục dư thừa trong thời gian tới ()

Tháng 10: Xuất khẩu xi măng và clinker khoảng 2,11 triệu tấn ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?