Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Vĩnh Phúc: Vật liệu xây dựng tăng giá, người dân, doanh nghiệp gặp khó

26/08/2021 1:47:20 PM

Hạn chế trong khâu vận chuyển, giá nguyên liệu sản xuất tăng cao, nhiều công trình, dự án lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phải giãn tiến độ, người dân chần chừ khởi công xây nhà mới... khiến hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trong bối cảnh dịch bệnh đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. 

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, từ cuối quý I/2021 đến nay, giá một số loại vật liệu tăng cao, trong đó giá thép xây dựng tăng đột biến 30% - 40%. Giá vật liệu xây dựng tăng là do nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu đầu vào bị hạn chế do Covid-19. Việc tăng giá vật liệu xây dựng đã làm tăng chi phí xây dựng, các nhà thầu gặp nhiều khó khăn trong việc thi công xây dựng; nhiều công trình phải giãn tiến độ, một số nhà thầu sau khi trúng thầu nhưng không thực hiện; một số chủ đầu tư dự án xây dựng sử dụng vốn nhà nước vẫn phải chờ chủ trương chung để điều chỉnh dự toán, tổng mức đầu tư, ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng đã đề ra.

Khác với sự tấp nập xe ra, xe vào mua hàng như các năm trước, 2 tháng nay, hoạt động mua bán vật liệu xây dựng, nhất là các mặt hàng sắt, thép trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trở nên trầm lắng. Sau mấy tháng tiêu thụ mạnh, thị trường vật liệu xây dựng rơi vào trầm lắng. Nguyên nhân là do dịch bệnh Covid-19 khiến hoạt động lưu thông, vận chuyển hàng hóa khó khăn. Nguyên liệu đầu vào sản xuất sắt, thép tăng đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên khoảng 40 - 50% so với thời điểm cuối năm 2020. Hơn nữa nhu cầu thị trường những ngày này không lớn vì hiện đang vào mùa mưa và theo quan niệm tháng 7 âm lịch hằng năm người dân tránh khởi công các công trình mới.
 

Các sản phẩm ống thép, thép tồn kho.

Giá thép tròn có giá 19 triệu đồng/tấn, tăng khoảng 6 triệu đồng/tấn; thép hình và thép tấm giá tăng từ 24 - 25 triệu đồng/tấn, tăng khoảng 10 triệu đồng/tấn so với cuối năm 2020. Cùng với đó, giá một số loại vật liệu khác cũng tăng theo nhưng không cao, như: Xi măng PCB 30 Hoàng Thạch có giá 1.345 đồng/kg; Xi măng Bút Sơn PCB 1.350 đồng/kg...Giá các loại vật liệu xây dựng do nhà sản xuất đưa ra thay đổi liên tục theo chiều hướng tăng, một ngày có thể thay đổi vài lần giá và có khi 2 - 3 ngày đã tăng lên 4 giá. Đặc biệt, những năm trước, giá tăng chỉ một vài trăm đồng, nhưng từ đầu năm đến nay có thời điểm tăng gần 10 nghìn đồng, tùy từng loại sắt thép. Giá vật liệu xây dựng tăng, khách hàng lưỡng lự dẫn đến lượng bán ra của các cửa hàng vật liệu xây dựng giảm mạnh, doanh thu của chúng tôi giảm từ 35 - 50% so với trước đây.

Có 5 cửa hàng tại thành phố Vĩnh Yên và các huyện: Sông Lô, Lập Thạch, Bình Xuyên, Yên Lạc, anh Trần Đức Mạnh, Giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen chi nhánh Vĩnh Phúc cho biết, gần 10 năm có mặt tại Vĩnh Phúc, có lẽ đây là thời điểm kinh doanh khó khăn nhất của doanh nghiệp bởi giá nguyên liệu đầu vào sản xuất tăng, vận chuyển hàng hóa khó khăn nhưng về cơ bản Công ty vẫn phải giữ nguyên mức giá bán so với trước để giữ chân khách hàng. Cụ thể, tôn màu các loại có giá từ 83.000 đồng đến 115.000 đồng/khổ 1,07m; tôn sóng ngói giá từ 84.000 - 115.000 đồng; tôn lạnh từ 52.000 - 79.000 đồng/khổ 1,07m. Đặc biệt, trong 3 tháng trở lại đây, doanh thu của các cửa hàng chi nhánh tại Vĩnh Phúc chỉ đạt khoảng 13 - 15 tỷ đồng/tháng, giảm khoảng 20% so với trước.

Cùng với sắt thép, các loại vật liệu xây dựng như thiết bị vệ sinh, gạch ốp lát, xi măng...đang trong tình trạng "báo động đỏ" khi cung vượt cầu. Tại các cửa hàng, đại lý tình trạng ế hàng, tồn kho tăng lên đến khoảng 30% do tiêu thụ chậm nhiều tháng nay. Trên thực tế, ngoài giá nhân công thì sắt, thép tốn nhiều chi phí nhất trong xây dựng một công trình. Do vậy, trước những khó khăn, ảnh hưởng của dịch bệnh và giá sắt, thép tăng cao, nhiều chủ đầu tư đã giãn, dừng tiến độ thi công, nhiều hộ gia đình dừng việc sửa chữa, xây nhà mới chờ giá vật liệu “hết sốt” khiến các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng xây dựng gặp khó khăn, doanh thu của công ty giảm khoảng 35 - 40% so với trước đây.

Còn tại Showroom nội thất của Công ty cổ phần KEHIN, việc kinh doanh các mặt hàng này cũng khá ảm đạm. Những ngày qua, dịch bệnh Covid-19 khiến việc nhập hàng của doanh nghiệp khó khăn. Hơn nữa, chi phí vận chuyển, giá hàng nhập tăng lên khiến doanh nghiệp phải tăng giá bán một số mặt hàng. Hiện Công ty đang rất đau đầu với bài toán tăng, giảm hay giữ nguyên giá bán các sản phẩm vật liệu xây dựng, nhất là các sản phẩm nhập khẩu bởi trong bối cảnh dịch bệnh, khách hàng đến khảo giá, đặt mua hàng giảm sút nhưng nếu không tăng giá một số mặt hàng nhập khẩu thì công ty phải chịu lỗ hoặc kinh doanh không có lãi.

Đối với doanh nghiệp ngành xây dựng dân dụng, giá vật liệu, đặc biệt là giá thép tăng vọt làm chi phí xây dựng tăng mạnh sẽ giảm lợi nhuận. Đặc biệt, đối với các công trình của công ty làm hợp đồng với phía chủ đầu tư theo dạng khoán trọn gói thì khi giá thép tăng, phía nhà thầu phải chịu. Bên cạnh đó, lượng khách hàng cũng giảm vì khách đã có kế hoạch xây nhà nhưng thấy giá tăng cao nên sẽ xem xét hoãn kế hoạch lại. Hoặc vẫn tiếp tục hợp đồng nhưng phải cắt giảm quy mô xây dựng, hoặc giảm bớt nguyên vật liệu ở những hạng mục khác để bù lại phần phát sinh giá sắt nên chất lượng công trình chắc chắn sẽ giảm đi.

Anh Văn Hoàng Long, Phó Giám đốc Công ty cổ phần KEHIN cho biết, đơn vị đang thi công nhiều công trình, dự án lớn của tỉnh. Giá vật liệu tăng cao như hiện nay ảnh hưởng đến doanh nghiệp, bởi tại thời điểm hợp đồng với chủ đầu tư giá sắt thép còn thấp, nhưng đến lúc thi công giá sắt tăng cao. Trong khi đó, công bố giá của ngành Xây dựng chưa kịp thời theo giá thị trường.

Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng, Sở Xây dựng đã thực hiện tốt việc công bố chỉ số giá, chỉ tiêu thống kê ngành xây dựng, công bố giá theo định kỳ; thường xuyên khảo sát, tổng hợp và đánh giá biến động thị trường đối với các loại vật liệu xây dựng thiết yếu. Đồng thời, đề xuất UBND tỉnh các giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các loại vật liệu có giá không ổn định; có cơ chế linh hoạt giúp các chủ đầu tư, nhà thầu xây lắp đã ký các hợp đồng theo hình thức hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng trọn gói được phép điều chỉnh sang loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh hoặc có chính sách cho phép bù giá các loại vật liệu xây dựng chủ yếu có biến động lớn, đặc biệt là thép xây dựng. Cùng với đó, đề nghị Bộ Xây dựng sớm ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 10/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng để tổ chức lập chỉ số giá xây dựng, phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng theo thời gian, làm cơ sở xác định, điều chỉnh sơ bộ mức độ biến động của giá xây dựng theo thời gian và xác định, điều chỉnh sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng.

Nỗ lực góp phần bình ổn thị trường trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, thời gian qua, Cục quản lý thị trường Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các đội quản lý tăng cường kiểm tra thị trường vật liệu xây dựng, ngăn chặn và xử lý kịp thời hiện tượng lợi dụng đầu cơ sắt thép xây dựng; vận chuyển hàng sắt thép không có hóa đơn, chứng từ, chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa... Đồng thời, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền nghiên cứu điều chỉnh, cân đối cung ứng sản phẩm sắt thép trên thị trường, để ổn định sản xuất, kinh doanh và quyền lợi người tiêu dùng.
 
ximang.vn (TH/ Báo Vĩnh Phúc)

 

Các tin khác:

Bình Dương: Thị trường vật liệu xây dựng cần được tiếp sức ()

Hà Giang: Nỗ lực bình ổn giá thị trường vật liệu xây dựng ()

Xuất khẩu xi măng, sắt thép có mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay ()

TP.HCM: Trước sức ép của giá vật liệu, nhiều công trình xây dựng giãn tiến độ dự án ()

Thị trường vật liệu xây dựng bỗng chốc trầm lắng ()

Quảng Bình: Các công trình xây dựng bị đội chi phí vì giá vật liệu tăng cao ()

Tháng 6: Tiêu thụ thép xây dựng giảm 31,36% so với tháng 5 ()

Hà Giang: Thị trường vật liệu xây dựng khiến người dân và doanh nghiệp lao đao ()

Thị trường vật liệu xây dựng diễn biến giá khó lường ()

Ngành VLXD vẫn loay hoay vượt khó khăn kép ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?