Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Hưng Yên: Thị trường xây dựng ảm đạm do giá nguyên vật liệu tăng cao

23/06/2023 7:46:33 AM

Những tháng gần đây, hoạt động xây dựng dân dụng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên rơi vào cảnh ảm đạm, hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng cũng trầm lắng do giá nguyên vật liệu liên tục ở mức cao.

Mặc dù đã vào mùa xây dựng, nhưng so với cùng thời điểm năm trước, hoạt động xây dựng dân dụng ở tất cả các địa phương trong tỉnh đều giảm, không ít công trình khởi công từ năm trước đến năm nay vẫn dở dang, ngưng trệ. Thực tế tại các công trình nhà ở dân sinh, nhiều gia chủ cho biết giá nguyên vật liệu vượt quá dự tính chi phí ban đầu.

Ông Trần Văn Nam, người dân xã Trung Nghĩa (thành phố Hưng Yên) cho biết, gia đình đã khởi công xây dựng nhà mới từ tháng 5 năm ngoái, đã lên dự toán chi tiết để hoàn thiện công trình khoảng 2 tỷ đồng. Nhưng do giá nguyên vật liệu liên tục tăng, chi phí xây dựng đã đội lên 25 - 30%, cắt giảm cũng khó mà xây dựng như thiết kế ban đầu thì chi phí lại cao, nên công trình vẫn xây dựng cầm chừng.

Ghi nhận thông tin thị trường cho thấy, chỉ tính trong 3 tháng đầu năm, giá thép phục vụ xây dựng đã tăng 7 lần. Đến quý II, giá thép giảm nhưng vẫn ở mức cao, cụ thể: thép thanh vằn thương hiệu Hoà Phát D10 CB300 có giá 14.690 đồng/kg, dòng thép cuộn CB240 dừng ở mức 14.490 đồng/kg; thương hiệu thép Việt Ý thép thanh vằn D10 CB300 là 14.390 đồng/kg, thép cuộn CB240 có giá 14.220 đồng/kg; thép Việt Nhật thanh vằn D10 giá 14.460 đồng/kg, thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg.

Giá xi măng vẫn giữ ở mức cao từ năm 2022 đến nay với giá từ 75.000 -  94.000 đồng/bao 50kg. Riêng với cát xây dựng tiếp tục khan hàng và tăng giá. Cát san lấp lên tới 180.000 đồng/m³, cát xây tô hơn 200.000 đồng/m³, cát bê tông loại 1 và loại 2 từ 320.000 - 350.000 đồng/m³. Giá thép tăng không phải do cầu thị trường tăng mà bởi tác động của giá nguyên, liệu nhập khẩu. Giá xi măng trong nước phụ thuộc phần lớn vào giá nguyên, nhiên liệu thế giới. Do có đến gần 2/3 lượng than dùng trong sản xuất xi măng phải nhập khẩu, nên giá thành sản xuất tại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào giá than thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, dự báo nhiều loại vật liệu khác cũng tăng theo, có thể tạo áp lực lớn cho doanh nghiệp xây dựng. Theo dự báo của Bộ Xây dựng, giá vật liệu xây dựng năm 2023 sẽ tiếp tục tăng 3,2%, do tăng theo giá nguyên vật liệu đầu vào.


Sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Ông Vũ Văn Cầm, hộ kinh doanh vật liệu xây dựng tại thị trấn Vương (Tiên Lữ) cho biết, nếu như 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu của cửa hàng chúng tôi là hơn 5 tỷ đồng, thì 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu chưa được 2 tỷ đồng. Hiện nay hoạt động kinh doanh tiếp tục ảm đạm, mặc dù cửa hàng đã linh hoạt trong cung cấp vật liệu như cung cấp theo hình thức trả chậm.

Nhiều doanh nghiệp xây dựng, chủ thầu xây dựng trên địa bàn tỉnh cũng rơi vào cảnh lao đao vì giá nguyên liệu đầu vào tăng cao và giữ giá cao thời gian dài. Bà Nguyễn Thị Ánh Loan, chủ doanh nghiệp xây dựng tại thị trấn Văn Giang chia sẻ, thời gian qua, doanh nghiệp tham gia thực hiện một số gói thầu xây dựng, phần lớn là triển khai theo loại hợp đồng trọn gói hoặc hợp đồng theo đơn giá cố định. Giá cả vật liệu tăng cao, việc triển khai hợp đồng đã ký kết gặp rất nhiều khó khăn. Doanh nghiệp phải vay lãi, thế chấp để có tiền chi trả tiền lương cho công nhân, giữ người lao động, đồng thời để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Với áp lực giá vật liệu tăng cao, nhiều công trình vừa được chúng tôi ký kết hợp đồng trọn gói hoặc hợp đồng theo đơn giá cố định thì nguy cơ thua lỗ đã hiện hữu, bất chấp rủi ro đã được tính toán.

Hoạt động xây dựng càng gặp khó hơn khi tình trạng nợ vòng quanh: chủ đầu tư nợ nhà thầu chính, nhà thầu chính nợ nhà thầu phụ, nhà thầu nợ nhà cung cấp vật liệu… Theo đánh giá của ngành xây dựng, trong một thập kỷ trở lại đây, năm 2023 là năm ngành Xây dựng gặp khó khăn nhất, yếu tố lớn từ ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, hiện tượng hạ nhiệt nhanh chóng của thị trường bất động sản. Một trong những "cứu cánh" cho các doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng là các hạng mục, công trình đầu tư công nhưng cũng gặp không ít khó khăn về giá. Nhiều doanh nghiệp nhìn trước thấy lỗ mà vẫn làm để giữ lao động và hy vọng những công trình khác sẽ bù đắp. Nhiều doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng chia sẻ, tính đến thời điểm hiện tại, rất ít công trình mới được xây dựng do chủ đầu tư cạn vốn, khó huy động nguồn vốn.

Trước những khó khăn chung, hiện nay, Sở Xây dựng duy trì việc công bố giá vật liệu xây dựng hàng tháng công khai trên cổng thông tin điện tử của sở. Đồng thời, thường xuyên khảo sát, cập nhật giá vật liệu xây dựng ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố. Ngành chức năng của tỉnh cũng yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh niêm yết và công khai giá vật liệu xây dựng, đồng thời tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về giá vật liệu xây dựng, nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

ximang.vn (TH/ Báo Hưng Yên)

 

Các tin khác:

Cao Bằng: Giải bài toán thiếu vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình trọng điểm ()

Giải pháp cho ngành Vật liệu xây dựng thoát khó ()

Thanh Hóa: Sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng giảm mạnh ()

Đồng Tháp: Kỳ vọng hạ nhiệt tình trạng khan hiếm cát xây dựng ()

Thị trường vật liệu xây dựng trầm lắng ()

Hải Dương: Trữ lượng vật liệu san lấp không đáp ứng đủ nhu cầu ()

Hà Nam: Thị trường vật liệu cách nhiệt vào mùa ()

Quảng Ngãi: Khan hiếm cát xây dựng, doanh nghiệp và người dân gặp khó ()

Vẫn chưa thể dùng cát biển để phục vụ thi công các dự án cao tốc ()

Xuất khẩu sắt thép tăng kỷ lục, lên đến 310 triệu USD ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner kluber
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Hội thảo "Xi măng vượt ngoài carbon - Mở rộng tiềm năng"

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?