Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Đắk Nông: Tìm cách gỡ khó khăn cho các dự án xây dựng

28/06/2021 10:57:14 AM

Nhiều dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang gặp khó khăn do giá vật liệu liên tục tăng cao. Trước thực tế này, cơ quan chức năng đang tìm phương án tháo gỡ, trong đó có kiến nghị Bộ Xây dựng triển khai các giải pháp cụ thể.

Nhiều công trình đội vốn

Theo Ban Quản lý các dự án và Phát triển quỹ đất huyện Tuy Đức, hiện nay, trên địa bàn huyện có 10 công trình xây dựng đang triển khai thực hiện có giá trị hợp đồng từ 1 - 5 tỷ đổng. Các công trình này đều bị ảnh hưởng do giá vật liệu xây dựng tăng cao.

Trong đó, ảnh hưởng nhiều nhất đến từ giá thép tăng cao. Đối với công trình có giá trị hợp đồng khoảng 1 tỷ đồng thì phát sinh không đáng kể. Nhưng đối với các công trình lớn hơn 1 tỷ đồng, riêng tiền thép đã phát sinh từ 100 - 300 triệu đồng.

Ông Lê Tiến Liên, Giám đốc Ban Quản lý các dự án và Phát triển quỹ đất huyện Tuy Đức cho biết, đơn vị đã báo cáo với Sở Xây dựng về tình hình này. Trong đó, đơn vị đã đề xuất Sở Xây dựng khảo sát và ban hành giá các loại vật tư, vật liệu xây dựng sát với giá thị trường, phù hợp với từng địa phương, thời điểm thích hợp. Qua đó, giúp nhà thầu thực hiện các hợp đồng xây dựng được ký kết một cách tốt nhất.


Nhiều công trình xây dựng đang bị đội vốn do giá vật liệu tăng cao.

Tại huyện Đắk Song, hiện nay đang triển khai thực hiện 7 công trình dân dụng. Các công trình này có giá trị trúng thầu từ 1 - 3 tỷ đồng. Khi giá vật liệu tăng, huyện đã khảo sát thực tế và cho thấy, các dự án đều "đội vốn" thêm từ 38 - 159 triệu đồng.  

Về vấn đề này, lãnh đạo UBND huyện Đắk Song cho biết, các hợp đồng thi công xây dựng đang triển khai đều áp dụng hình thức hợp đồng trọn gói. Do đó, chi phí dự phòng của các công trình không đủ để bù vào phần đội vốn do giá vật liệu tăng.

Lãnh đạo huyện Đắk Song cho biết, việc giá một số loại vật liệu xây dựng tăng, nhất là giá thép, đã gây khó khăn trong quá trình triển khai các dự án, ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng nhiều công trình.

Anh Nguyễn Đức Thuận, một chủ thầu xây dựng cho biết, khi  tham gia đấu thầu công trình, giá vật liệu đã được cơ quan chức năng phê duyệt. Do đó, khi giá vật liệu tăng thì không thể điều chỉnh được. Những khó khăn này nhà thầu phải chịu, anh Thuận cho biết.  

Cũng theo anh Thuận, các nhà thầu phải giữ uy tín, nên vật liệu tăng giá vẫn phải thi công bảo đảm chất lượng. Chúng tôi mong muốn cơ quan chức năng của tỉnh, Trung ương có phương án tháo gỡ cho doanh nghiệp xây dựng về những khó khăn do giá vật liệu tăng cao, anh Thuận bày tỏ.

Đề xuất phương án bình ổn giá

Theo Sở Xây dựng, từ giữa tháng 3/2021 đến nay, giá các loại vật liệu xây dựng đều tăng từ 5 - 22,5%. Đặc biệt là giá thép, có thời điểm tăng hơn 40 - 50%. Hiện nay, trên toàn tỉnh đang có khoảng hơn 50 gói thầu thi công xây dựng bị ảnh hưởng bởi biến động về giá của các loại vật liệu xây dựng.

Trên thực tế, hầu hết các gói thầu thi công được ký kết theo hình thức hợp đồng trọn gói, với đơn giá vật liệu cố định. Vì vậy, giá vật liệu tăng dẫn đến giá thi công xây dựng các công trình tăng thêm khoảng 2 - 5,5%.

Theo quy định, các gói thầu thi công xây dựng chỉ được điều chỉnh vốn đối với phần khối lượng nằm ngoài phạm vi hợp đồng đã ký. Do đó, việc công trình phát sinh chi phí do giá vật liệu tăng là điều bất khả kháng, không thể điều chỉnh vốn. Đây là nguyên nhân khiến cho nhiều công trình chậm tiến độ, tạm ngưng thi công hiện nay.

Theo ông Lê Ngọc Lâm, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, trước thực tế này, đơn vị đã đề nghị Bộ Xây dựng tham mưu Chính phủ sớm có giải pháp để bình ổn giá các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là thép.

Ngoài ra, đơn vị đề nghị Bộ Xây dựng sớm ban hành thông tư hướng dẫn, xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Bộ Xây dựng cần có văn bản hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tạm thời đối với các hợp đồng thi công xây dựng đã ký hợp đồng trọn gói và hợp đồng theo đơn giá cố định có ảnh hưởng do giá vật liệu tăng như hiện nay.
 
ximang.vn (TH/ Báo Đắk Nông)

 

Các tin khác:

Nam Định: Công trình xây dựng gặp khó khăn vì giá vật liệu leo thang ()

Tăng năng lực sản xuất thép, đáp ứng được cơ bản nhu cầu trong nước ()

Sơn La: Vật liệu xây dựng tăng giá ảnh hưởng tới tiến độ các công trình xây dựng ()

Thừa Thiên Huế: Tăng cường kiểm tra các quy định pháp luật về giá đối với thép xây dựng ()

Quảng Trị: Nguồn đá làm VLXD thông thường chỉ đáp ứng chưa đến 40% cho nhu cầu ()

Lạng Sơn: Siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh thép xây dựng ()

Cần tháo gỡ khó khăn do thiếu cát xây dựng trên địa bàn TP. Cần Thơ ()

Vĩnh Long: Thị trường vật liệu xây dựng thách thức doanh nghiệp xây dựng ()

Lực lượng QLTT tỉnh Đồng Nai tăng cường kiểm soát và ổn định thị trường sắt thép ()

Đắk Lắk: Thị trường vật liệu xây dựng tăng chưa có điểm dừng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?